Chắc hẳn ai trong chúng ta cũng đã từng được dạy qua về khiêm tốn là gì lúc còn nhỏ.
Chúng ta luôn được khuyên rằng “lúa chín phải biết cúi đầu”. Rồi thì đừng quá tự cao, tự đại. Hay “một lần khiêm tốn bằng 4 lần tự kiêu.”
Nhưng cụ thể khiêm tốn là như thế nào thì chưa hẳn nhiều người đã rõ. Thế nên hãy cùng tìm hiểu vấn đề này qua bài viết dưới đây nhé!
Khiêm tốn là gì?
Khiêm tốn là gì? Nó là cụm từ được nhắc đến như một đức tính cao đẹp và đáng ngợi ca của con người.
Sự khiêm tốn thể hiện qua cách chúng ta nói, hành động chúng ta làm. Cũng như đối đãi với người xung quanh.
Thay vì luôn khoe mẽ bản thân giỏi giang, tự đại. Khiêm tốn khiến con người tích cực và học hỏi nhiều hơn.
Bên cạnh đó, nó còn là cách để bản thân sẵn sàng học hỏi. Nỗ lực không ngừng để hoàn thiện hơn mỗi ngày.
Những người khiêm tốn không bao giờ tự mãn, kiêu ngạo, thể hiện bản thân quá mức với người khác. Họ luôn giữ cho mình sự điềm đạm và tinh thần muốn học hỏi và tiếp thu.
Ý nghĩa của khiêm tốn?
Khiêm tốn là một đức tính đáng khen và đẹp đẽ mà không phải ai muốn là làm được. Trên thực tế, nó phải qua rèn luyện và trau dồi.
Nhiều người kiêu ngạo từ bé thì khó khiêm tốn về sau. Còn những người khiêm tốn từ bé thì khi đạt được thành công nhất định. Họ rất dễ tự mãn và sinh ra kiêu ngạo lúc nào không hay.
Trong công việc, người khiêm tốn không bao giờ thể hiện mình là “biết tuốt”. Họ luôn tận tâm vào công việc, ít khi đánh giá. Ngoài ra họ muốn góp ý và giúp đỡ để mọi người cùng hoàn thiện nhiều hơn, tích cực hơn.
Trong các mối quan hệ, người khiêm tốn là người biết khi nào nên nói khi nào không. Họ biết cách nhường nhịn, có sự nhạy cảm nhất định để giữ cho mối quan hệ luôn êm đẹp.
Vậy nên người khiêm tốn xứng đáng là những tấm gương sáng để bất kỳ ai cũng nên học hỏi và noi theo.
5 ưu điểm tuyệt vời của người khiêm tốn
Như vậy là bạn đã hiểu khiêm tốn là gì rồi đúng không? Tiếp đến là 5 ưu điểm tuyệt vời của người khiêm tốn.
1) Người khiêm tốn biết cách bao dung
Cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã từng viết: “Sống trong đời sống cần có một tấm lòng”.
Bao dung khiến tâm hồn chúng ta thanh tịnh. Nó tựa như chiếc chìa khóa để đưa bạn vào trái tim mọi người.
Những người hiểu rõ khiêm tốn là gì sẽ biết cách bao dung và độ lượng. Chính vì thế vô hình họ có một sợi dây để kéo mọi người lại gần mình hơn.
Cuộc sống là những lỗi lầm. Nếu chỉ chăm chăm soi mói rồi bóc lỗi người khác, không cho họ một cơ hội để làm lại thì chỉ còn lại sự hận thù và ghen tỵ.
Tuy nhiên, đó chưa bao giờ là vấn đề với người khiêm tốn.
2) Khiêm tốn là gì? Là biết ơn
Người khiêm tốn cũng là những người hiểu được sự quan trọng của biết ơn.
Họ trân trọng những gì người khác đã mang đến cho mình.
Họ biết ơn những người đã giúp đỡ trong lúc khó khăn.
Họ biết ơn những người đã cùng chia sẻ niềm vui, nỗi buồn.
Họ biết ơn những người dám động viên.
Chính vì vậy, thay vì đố kỵ, người khiêm tốn hoàn thiện bản thân mình rất nhanh.
3) Người khiêm tốn biết cách lắng nghe
Nếu bạn hỏi khiêm tốn là gì? Tôi trả lời đó là những người biết cách lắng nghe.
Họ lắng nghe để thấu hiểu. Để thông cảm cho những khó khăn. Để an ủi người khác khi hoạn nạn.
Người khiêm tốn lắng nghe và học hỏi. Chứ không chăm chăm thể hiện quan điểm, hay ích kỷ chỉ biết đến duy nhất cảm xúc bản thân.
Chính vì thế, người khiêm tốn không những được người khác yêu quý, bầu bạn. Họ còn là người tiến xa trong công việc.
4) Khiêm tốn là gì? Là thừa nhận khả năng của mình
Tiếp theo, người khiêm tốn hiểu khả năng của mình đến đâu. Họ không nói:
“Vâng em biết rồi.”
“Dạ em làm được ạ.”
Nhưng thực tế chả bỏ vào đầu cái gì. Còn làm thì như hạch.
Không một ai là hoàn hảo cả, chúng ta luôn có những thiếu sót và cần phải hoàn thiện rất nhiều. Bởi vì khiêm tốn, chấp nhận bản thân còn nhiều yếu điểm. Vậy nên người khiêm tốn sẽ rút kinh nghiệm và sửa sai rất nhanh.
5) Người khiêm tốn biết nhận sai sót
Cuối cùng, người khiêm tốn biết nhận sai khi mắc lỗi.
Chứ họ không đẩy cái tôi của mình lên quá cao và rồi kiêu căng, tự đắc.
“Không, em chả làm gì sai cả. Chỉ tại ABC XYZ nên kết quả mới vậy.”
Nghĩ xem nếu nhân viên của bạn như vậy thì sao? Bạn có muốn cho họ nghỉ việc và cuốn xéo cho đỡ khuất mắt không?
Biết điều và dám nhận sai. Đó chính là ưu điểm cuối cùng của khiêm tốn.
Oke, từ nãy đến giờ bạn đã nghe quá nhiều tốt đẹp về khiêm tốn rồi đúng không? Giờ là lúc bẻ lái. Là lúc nhìn nhận mặt hại, mặt khốn nạn của khiêm tốn.
Nhược điểm của khiêm tốn?
Có một ranh giới siêu ngắn giữa khiêm tốn và kiêu ngạo. Thế nhưng với khiêm tốn và khiêm tốn quá mức, nó cũng chỉ là sợi dây mỏng manh.
Khiêm tốn là một trong những đức tính tốt đẹp của con người. Nhất là khi đàn ông ngày nay mở miệng là khoe khoang, chụp ảnh là khoe của, gặp người khác là khoe quan hệ. Đối diện với người khiêm tốn, chúng ta thấy cuộc sống bỗng dưng có niềm tin hơn.
Từ bé tôi luôn được nghe về những câu chuyện của người khiêm tốn. Đức vua vi hành đóng giả dân thường, mặc quần vá, ăn cơm độn chan nước rau cùng người nghèo. Rõ ràng khi biết thân phận thật, giá trị của nhà vua được đẩy lên 100 lần.
Từ bé tôi đã thấm nhuần tư tưởng đó. Tôi muốn là người khiêm tốn. Thật khiêm tốn. Cực kỳ khiêm tốn. Để khi người khác biết được sự thật, giá trị của tôi cũng được đẩy lên cao gấp 100 lần.
Nhưng rồi một ngày nọ, tôi cảm thấy có gì đó không đúng ở việc khiêm tốn quá mức…
Giá trị của bạn 100 lần nếu không hiểu khiêm tốn là gì?
Ý tôi là, khiêm tốn mà quá mức nó không giúp bạn tăng giá trị. Nó khiến giá trị của bạn giảm 100 lần trong mắt người khác.
“Tôi không nghĩ cậu ta đủ khả năng.”
“Cậu ta có thể làm việc đó không?”
Thật lạ là người khác không tin tôi có thể. Trong khi những việc đó chỉ là những việc đơn giản. Tôi có thể hoàn tất chỉ trong nháy mắt.
Giao tiếp người với người cũng vậy. Đôi khi bạn không gặp lại người đó lần thứ 2, họ không có thông tin về bạn. Bạn sẽ không muốn người khác nghĩ rằng bạn tầm thường, chả có gì đặc biệt.
Khiêm tốn thôi chứ đừng khiêm tốn quá mức. Đặc biệt khi chinh phục phụ nữ, tôi thường nhắc bạn phải biết khéo léo marketing bản thân, và trình diễn nó theo hướng hấp dẫn nhất. Cơ hội nào cho bạn nếu chỉ tỏ ra quá khiêm tốn và chả có gì khác biệt?
Có lẽ chỉ là friend zone. Vùng đất mà không gã đàn ông nào muốn lạc vào.
Tôi sẽ chỉ ra những nhược điểm khi bạn tỏ ra là người quá khiêm tốn.
Chuyện gì xảy ra nếu bạn khiêm tốn quá mức?
1) Khiêm tốn quá mức dễ bị hiểu là quá nhút nhát
Tệ hơn, khiêm tốn quá mức và quá nhút nhát là 2 cá tính rất dễ cuốn vào nhau.
Người quá khiêm tốn thường dấu mình trong đám đông, hạn chế tranh luận, không dám nói lên ý kiến của mình. Đó đều là đặc điểm của những người quá nhút nhát.
Giải pháp: Bạn có thể thấy ý kiến người khác hay. Nhưng bạn phải biết rằng ý kiến của mình là đặc biệt. Vì thế hãy mạnh dạn đưa ra ý kiến thường xuyên hơn.
2) Dễ dàng chấp nhận vai trò người bám đuôi, ngay cả khi đó là sở trường
Chỉ có những người “ngớ ngẩn” mới suốt ngày hô hào trách nhiệm dẫn dắt phải thuộc về mình. Ngay cả khi chả ai muốn, ngay cả khi việc đó mình làm rất tệ.
Sẽ là bình thường nếu bạn chấp nhận theo sau người khác ở những lĩnh vực mình không chuyên hoặc ít hiểu biết. Nhưng bạn có những sở trường riêng của mình. Hãy tận dụng cơ hội đó để dẫn dắt, để làm mạnh lên suy nghĩ và ý kiến của mình.
Giải pháp: Với thứ gì đó là sở trường, hãy nhận trách nhiệm dẫn dắt, hoặc tham gia vào nhóm dẫn dắt. Khiêm tốn là gì? Là cho người khác thấy được khả năng của mình.
3) Bạn chả có gì đặc biệt nếu không hiểu khiêm tốn là gì?
Cậu bé nói, “Chú mua điện thoại này đi, máy ảnh có chức năng ngưng đọng thời gian đấy. Lại còn lấy mình là biểu tượng cảm xúc nữa.”
“Tại sao có loại quảng cáo nào mà cả trẻ con cũng thuộc lòng thế nhỉ? Mà chính mình cũng thuộc lòng chứ đâu có kém gì.” Tôi thầm nghĩ
Đó người ta gọi là marketing thành công. Là quảng cáo thành công. Ngay cả khi kiểu dáng và chức năng điện thoại không quá khác biệt so với năm trước.
Thứ gì làm nên con người bạn? Bạn có gì đặc biệt? Khả năng của bạn là gì? Chuyên môn của bạn đến đâu? Nếu bạn không thể hiện tất cả những điều đó ra, liệu ai sẽ biết là bạn có khả năng?
Giải pháp: Hãy cho người khác biết khả năng của bạn. Hãy trình diễn bản thân. Hãy khéo léo marketing chính mình.
4) Người ghét thì vẫn ghét bạn thôi
Điểm yếu chết người của người khiêm tốn quá mức, đó là cố gắng làm hài lòng tất cả mọi người. Họ sợ khi nói ra ý kiến của mình, người khác sẽ không thích, sẽ phật lòng, và coi bạn như cái gai trong mắt.
Không, mình không thể làm vậy được. Mình không muốn bị nhiều người ghét bỏ. Mình không muốn chiến tranh. Mình muốn được nhiều người yêu quý.
Nhưng có một sự thật mà tôi muốn tiết lộ, đó là người ghét bạn thì sẽ vẫn ghét bạn cho dù bạn có thế nào đi nữa.
Giải pháp: Tập trung làm những gì bản thân muốn, bản thân khao khát. Thứ bạn cần làm thỏa mãn đó là bản thân bạn, chứ không phải ý kiến của người khác. Điểm thú vị tôi nhận ra là sau khi sống như vậy. Là ngày càng ít người ghét mình hơn, tôi không phải cái gai trong mắt người khác. Thay vào đó, tôi là người được người khác tin tưởng và ngưỡng mộ.
Còn ai ghét bạn thì vẫn mãi ghét bạn thôi. Thay vì cố gắng làm họ hết ghét bỏ. Hãy cứ hài lòng và để họ ghét bạn đến chết.
Chứ đừng sống quá khiêm tốn. Đừng sống để tỏ ra bình thường. Đừng sống để người khác nhìn nhận bạn kém giá trị. Bạn tuyệt vời hơn thế. Bạn thú vị hơn thế. Bạn đặc biệt hơn thế!
Cách rèn luyện khiêm tốn
Biết được ưu nhược điểm khiêm tốn là gì rồi. Nếu muốn rèn luyện, bạn có thể thực hiện các bước sau:
Nhận ra điểm yếu: Để trở nên khiêm tốn, cần hiểu rằng không ai hoàn hảo và bạn cũng có nhược điểm. Hãy chấp nhận và cải thiện từ những sai lầm.
Lắng nghe và tôn trọng ý kiến người khác: Khi giao tiếp, hãy lắng nghe chân thành và tôn trọng ý kiến người khác. Tránh kiêu ngạo.
Công nhận đóng góp: Khi đạt được thành công, phải biết công nhận đóng góp của người khác. Diễn viên khi nhận giải bao giờ chả phải cảm ơn đạo diễn, bạn diễn, trang phục, ánh sáng, khán giả, người thân..
Tôn trọng và hỗ trợ người khác: Hãy luôn tôn trọng và sẵn sàng hỗ trợ người khác khi cần mà không đặt mình lên trên hết.
Giải đáp thắc mắc khiêm tốn là gì?
Khiêm tốn là cụm từ nhắc đến như một đức tính cao đẹp và đáng ngợi ca của con người. Nó thể hiện qua cách nói, hành động và đối đãi với người xung quanh.
Khiêm tốn là đức tính đáng khen và đẹp đẽ, biết thừa nhận khả năng và nhận sai sót. Người khiêm tốn biết cách bao dung, biết ơn, lắng nghe và không tự mãn.
Người khiêm tốn biết cách bao dung, biết ơn, lắng nghe, thừa nhận khả năng và nhận sai sót. Họ không tự mãn và luôn tận tâm vào công việc.
Khiêm tốn quá mức dễ bị hiểu là quá nhút nhát, chấp nhận vai trò người bám đuôi, không hiểu giá trị của bản thân và cố gắng hài lòng mọi người.
Để rèn luyện khiêm tốn, cần nhận ra điểm yếu, lắng nghe và tôn trọng ý kiến người khác, công nhận đóng góp, tôn trọng và hỗ trợ người khác.
Tổng kết
Trên đây tôi đã chỉ ra khiêm tốn là gì? Ưu điểm của khiêm tốn, cũng như những tác hại của khiêm tốn quá mức. Đừng quên, nếu thấy ai quá khiêm tốn. Hãy nhớ nhắc nhở họ, giúp đỡ họ, để họ có thể bộc lộ khả năng của mình một cách tốt nhất.
Cũng như tôi sẽ nhắc nhở nếu nhìn thấy bạn như vậy!
Không ai chỉ cho bạn biết những kiến thức như vậy. Không ai đủ nhiệt huyết và chân thành để chia sẻ những kiến thức đó cho bạn. Nhưng nếu bạn tin tưởng tôi, hãy để tôi chia sẻ những kiến thức quan trọng hơn. Hãy để tôi giúp bạn chinh phục nửa kia dễ dàng hơn qua Giải mã bí ẩn phái đẹp. Bộ sách best seller về hẹn hò số 1 tại Việt Nam.
Your friend,
Lai H.
Bài viết lại hay nữa rồi.
Thanks man
E cũng thích khiêm tốn, kiểu như 1 lúc nào đó họ sẽ sốc và nhìn mình với ánh mắt ngạc nhiên rồi thầm nghĩ “Tên này cũng khá nguy hiểm đấy”, nhưng cứ đợi thời cơ để phô thì nó chả bao giờ đến. Cái gì quá cũng ko tốt, phô cũng hay nhưng phải khéo léo
Chính xác rồi em. Mình mà không cho người khác biết khả năng của mình, sẽ rất người biết. Trừ khi người đó có con mắt tinh tường.
Hair RX hết hàng rồi hả anh Lai ???
Hết rồi e ạ
Cảm ơn anh về bài viết tuyệt vời này.
Hân hạnh.
Anh có thể giới thiệu em 1 số cách cũng như vài cuốn sách để cải thiện khả năng copywriting được không ạ
Anh nghĩ đó là cuốn sách mà sau này anh sẽ viết.