Ghen Tỵ: 5 Cách Để Biến Đố Kỵ Thành Động Lực


Nội dung Chính Em khác biệt vì được viết bởi chuyên gia nhiều kinh nghiệm.

Suốt 11 năm qua chúng tôi đã giúp 10k+ đàn ông lấy vợ và tìm được nửa kia tuyệt vời của mình. Để học những kiến thức độc quyền hơn tham khảo tại đây

Ghen tỵ với cuộc sống của người khác, đó là điều ai cũng gặp phải. Sống như tôi chưa chắc đã hay, nhưng tôi muốn lý giải tại sao nó lại đem tới cho tôi 3 nguyên tắc để hết đố kỵ với người khác.
Bài viết liên quan

Nhiều người thì lạ lắm, ghen tỵ với cuộc sống người này rồi lại ghen tức với cuộc sống người khác. Tôi thì cũng lạ, bởi xem ra tôi chả để tâm tới cuộc sống của ai.

Ai đó mua xe, chắc hẳn họ đang mừng. Ai đó mua nhà, chắc hẳn họ đang sướng. Ai đó du lịch nước ngoài, chắc hẳn họ đang phè phỡn. Nhưng trừ khi họ đang nợ bạn. Còn lại, đó đâu phải là việc của bạn?

Facebook cho bạn tất cả, bao gồm cả sự ghen tức và đố kỵ không đáng có. Nhìn ai đó giàu có, bạn đố kỵ. Nhìn ai đó thành công, bạn ghét bỏ.

“Cha đó phất lên vì ăn may”

“Từ lúc giàu có nó hay khi dễ người khác”

“Chắc phải có ai nâng đỡ mới được như vậy.”

Nhưng dù bạn cố nói, cố thanh minh thì họ vẫn thành công và giàu có. Hay bạn sẽ vui hơn khi họ lụi bại? Không! Sau cùng vẫn chỉ có bạn cùng khối óc vĩ đại của bạn đang tắm chung trong chiếc bồn mang tên ghen tỵ mà thôi.

Ghen tỵ với cuộc sống của người khác, đó là điều ai cũng gặp phải. Sống như tôi chưa chắc đã hay, nhưng tôi muốn lý giải tại sao cách sống đó lại đem tới cho tôi 3 nguyên tắc để không đố kỵ.

So sánh bản thân với người khác, nên hay không nên?

ghen ty la gi

Một trong những thói quen hàng ngày của đa số chúng ta, đó là KHÔNG NGỪNG so sánh bản thân mình với người khác. Chúng ta so sánh điện thoại, xe máy, ô tô, công việc, body, người yêu, hoặc thậm chí là cuộc sống VỚI NGƯỜI KHÁC rồi sau đó ghen tỵ với họ.

Sau khi so sánh chán chê, những gì dư âm còn lại chỉ là sự đố kỵ, thất bại, và cay đắng. Vậy rõ ràng so sánh bản thân mình với người khác là một thói quen tai hại.

Mặt khác chúng ta lại có khái niệm “tự nhìn lại bản thân”. Nhìn lại bản thân để biết mình đang ở đâu, nhìn lại bản thân để biết mình cần gì để tiến lên phía trước. Trong trường hợp này, so sánh bản thân mình với người khác quả thực lại là một điều tốt.

Ví dụ: “Hôm nay anh ta giúp được 5 người trong khi mình mới giúp được 1 người. Mình cần phải giúp thêm 4 người nữa mới được.”

Cách so sánh như vậy nó không giúp bạn xấu đi. Nó giúp bạn có động lực để thực hiện những việc có ích cho bạn và cho mọi người.

Không nên so sánh bản thân mình với người khác khi nào?

Bạn không nên so sánh bản thân mình với người khác khi đó là những thứ chúng ta CÓ hoặc SỞ HỮU. Chẳng hạn như tiền bạc, bạn bè, sự nghiệp, công việc, v.v… Bởi những thứ này không đứng yên một chỗ. Thay vào đó nó luôn chuyển động và thay đổi.

  • Họ có thể giàu hơn bạn hôm nay, nhưng không có nghĩa họ sẽ giàu hơn bạn ngày mai.
  • Sự nghiệp của họ có thể rực rỡ hơn bạn hôm nay, nhưng không có nghĩa mọi thứ sẽ như vậy mãi mãi. Hãy nhìn những cái tên không thể lớn hơn như Nokia, Toshiba, hay Motorola làm ví dụ.
  • Công việc của họ hôm nay có thể tốt hơn bạn, nhưng không có nghĩa ngày mai cũng vậy. Lên chức, xuống chức, công ty tan rã ngày nay cũng không còn là chuyện lạ.

Vậy bạn sẽ làm thế nào để ngừng so sánh?

Quả thực đó là một câu hỏi khó, nhưng không có nghĩa là nó không có lời giải. Hãy tham khảo cách tôi đang áp dụng với bản thân, biết đâu nó sẽ có ích cho bạn.

CUA GÁI TRONG TRONG VÒNG 1 NGÀY! (Phần II)

Nếu so sánh về những thứ mình sở hữu, bạn không bao giờ là người thắng cuộc: Bạn mới tậu được 1 em SH 125 oách nhất so với lũ bạn. Nhưng vài hôm sau trong nhóm bạn lại có đứa tậu SH 150. Vài hôm sau nữa thì có đứa mua ô tô.

Đó là cuộc chạy đua “thể diện” của đa số người Việt ngày nay. Như đã nói phía trên, một khi tham gia cuộc đua này, bạn không bao giờ là kẻ thắng cuộc. Chỉ có ghen tỵ là luôn chiến thắng.

Thay vì so sánh những gì mình sở hữu, hãy cư xử tốt hơn với mọi người: Khi so sánh và đố kỵ với người khác, là khi bạn đang so sánh và đố kỵ với chính mình. Khi bạn nghi ngờ người khác, thực chất là do bạn đang nghi hoặc chính mình.

Vậy nên trong sách Giải mã bí ẩn phái đẹp II tôi mới nói:

“Khi người khác nói xấu hay chỉ trích bạn, đó là khi họ đang đặt tâm gương lớn trước mặt bạn và phản chiếu lại hình ảnh của chính mình.”

Tôi nhận được những điều tốt từ khi xây dựng blog này là bởi tôi hướng tới những điều tốt. Tích cực thu hút tích cực, đó chỉ đơn giản là nguyên tắc thu hút mà tôi đã nhuần nhuyễn và áp dụng không ngừng nghỉ cho cuộc đời mình rồi.

Vậy nên, hãy cư xử tốt hơn với mọi người. Rồi bạn sẽ nhận được những điều tốt hơn thay cho đố kỵ và cay đắng nhận được từ so sánh.

Nên so sánh bản thân mình với người khác khi nào?

dan ong truong thanh

Ngắn gọn, bạn nên so sánh bản thân mình với câu hỏi: “Tôi là ai và anh ấy là ai?”

Tôi là ai? (tự so sánh với chính bản thân mình)

Hãy so sánh bản thân mình hôm nay với bản thân mình ngày hôm qua. Tôi học được gì nhiều? Tôi có thêm được trải nghiệm gì? Tôi hoàn tất được mục tiêu nào? Hay tôi đã trưởng thành bao nhiêu % so với ngày hôm qua?

Thói quen này không những giúp bạn xoá tan tiêu cực, mà nó còn giúp bạn tạo ra hạnh phúc, động lực, và yêu quý bản thân. Bởi nếu không hồi tưởng, bạn sẽ không biết được rằng mình đã đi qua bao nhiêu con đường? Có bao nhiêu rào cản bạn không chùn bước? Hay có bao nhiêu điều tốt bạn đã thu nạp được trong suốt thời gian qua? Quả thật khi hài lòng và chấp nhận bản thân, bạn sẽ so sánh mình với người khác ít dần và ít dần.

Anh ta là ai? (So sánh bản thân mình với người khác)

Anh ta có phải người có ích? Anh ta có hay giúp đỡ mọi người? Anh ta có thích vượt qua các giới hạn thử thách? Hay anh ta là tấm gương để người khác học hỏi?

Và nếu bạn thích họ, hay được họ truyền cảm hứng. Hãy thúc dục bản thân làm những điều giống họ và truyền cảm hứng cho những người khác giống bạn.

Đó mới là cách giúp chính mình khi đem bản thân so sánh với người khác.

Đó mới là cách giúp bạn sống hạnh phúc, hài lòng với bản thân, nhưng vẫn có nhiều động lực để tiếp tục cố gắng.

Bởi có 1 người cả tôi và bạn đều mắc nợ. Bạn có biết đó là ai không?

Đó chính là bản thân tôi và bản thân bạn, tôi phải trở thành phiên bản tốt nhất của bạn thân tôi, còn bạn cũng phải trở thành phiên bản tốt nhất của bản thân bạn. Chúng ta không cần thiết phải so sánh những gì mình có hoặc người khác có, mình sở hữu hoặc người khác sở hữu.

Cuộc sống này là của bạn chứ không phải của người khác.

3 cách để không ghen tỵ với người khác

cach lay long nguoi khac

1) Tôi không nửa vời

Cách để không ghen tỵ với người khác số 1, đó là KHÔNG NỬA VỜI.

Đi chơi thật vui hoặc ở nhà mà làm việc. Trong hầu hết các tình huống, tôi thích đi đến cùng thay vì nửa vời, nhạt nhẽo.

Cái mindset này tôi rút ra từ việc nhậu nhẹt. Khi đời sống là mồi nhắm và những chén rượu. Biết rằng một khi dấn thân vào, chắc hẳn sẽ khó mà rúc đầu ra. Hôm nay sinh nhật, mai họp hành, ngày kia offline… 1001 lý do để bàn nhậu vẫy chào, mà lạ thay chả có lý do nào là không chính đáng.

Hạn chế nhậu nhẹt, đó là điều mà ai cũng khuyên bảo. Nhưng nhiệm vụ là bất khả thi trừ khi… BẠN BỎ HẲN NHẬU NHẸT.

Đúng vậy, một là bạn đâm đầu vào, hai là bạn rúc đầu ra. Chứ không thể nào đầu đội nón còn thân trần truồng được.

Vì thế trước một sự việc gì đó, một là tôi tham gia, hai là không. Ghen tỵ với người khác ư? Tôi chọn không tham gia.

Vì thế tôi không dùng Facebook, tôi không kéo từng giây newsfeed chỉ để xem người khác đang làm gì, chơi gì, ăn gì. Vì thế tôi không đọc tin showbiz, tôi không tò mò ai chia tay ai, ai phẫu thuật thẩm mỹ, ai thế giới thứ 3.

Khi cắt bỏ thay vì băng bó, cuộc sống của tôi đã loại bỏ được 80% sự ghen tỵ với cuộc sống của người khác rồi.

2) Cách để không ghen tỵ: Tôi không nghĩ mình kém đi

Điều số 2 để không ghen tỵ với cuộc sống người khác, đó là tôi không nghĩ mình kém đi.

Khi nhìn vào thành công hay sự giàu có của người khác, nhiều người ngay lập tức sẽ phản chiếu lại bản thân mình và bắt đầu so sánh với người khác.

“Tại sao mình không có xe đẹp?”

“Tại sao mình không có điện thoại xịn?”

“Tại sao công việc của mình vẫn chưa đâu vào đâu?”

Ghen tỵ với cuộc sống của người khác sẽ khiến bạn định giá bản thân mình kém đi. Sự đố kỵ mách bảo bạn những thứ người khác có mới quan trọng, còn những thứ bạn có chỉ là đồ bỏ đi.

Tôi không như vậy. Tôi tin vào bản thân mình và những gì mình đang có. Mỗi người đều có một cuộc sống khác nhau, và những hướng phát triển vô cùng khác nhau. Vậy nên người ta có thứ mình chưa có, đó cũng là điều dễ hiểu mà thôi.

Quan trọng hơn cả, thay vì suy nghĩ bản thân mình kém đi như một kẻ ghen tỵ với cuộc sống của người khác. Tôi tập trung vào những bước đi tiếp theo của mình.

3) Tôi đã thử làm nhiều thứ

Nhiều người dễ ghen tỵ với thành công của người khác bởi vì họ không hiểu. Họ chưa từng làm những việc mà người khác làm. Họ chưa từng đứng ở vị trí mà người khác đang đứng. Vì thế họ không hiểu!

Còn tôi, tôi thử làm nhiều thứ và thất bại cũng nhiều thứ. Với những việc mình không làm được mà người khác xuất sắc, đương nhiên tôi nể phục. Với những việc mình làm được mà người khác chưa làm được, tôi đồng cảm với những khó khăn của họ. Bởi, ai lại không chứ?

Bức ảnh chim bói cá chụp được sau gần 1 triệu lần chụp

Bức ảnh chim bói cá lao xuống hồ của nhiếp ảnh gia Alan McFadyen

Rất dễ để chỉ ngón tay của bạn vào người khác và chỉ trích, nhất là khi bạn ghen tỵ với họ. Chẳng hạn như bức ảnh chụp chim bói cá phía trên, tác giả mất tới 4200 giờ và 720000 bức ảnh để ghi lại. Nhưng với bạn có thể đó chỉ là “1 bức ảnh chả có gì nổi bật” hay “Chả khác gì photoshop” mà thôi. Có thể bức ảnh chưa thực sự hoàn hảo, nhưng nếu từng xách máy lên để chụp những bức ảnh chuyển động nhanh như vậy, bạn mới biết được mọi thứ khó khăn nhường nào.

Hãy thử làm nhiều thứ, không những bạn sẽ phát triển được các kỹ năng trong cuộc sống, mà bạn sẽ biết cách trân trọng và gạt bỏ thói ghen tỵ qua 1 bên.

Giải đáp thắc mắc về ghen tỵ

Tại sao việc so sánh bản thân với người khác có thể dẫn đến ghen tỵ?


So sánh bản thân với người khác có thể gây ra cảm giác ghen tỵ. Bởi khi thấy sự thành công hoặc giàu có của người khác, nhiều người bắt đầu so sánh và cảm thấy mình thua kém hoặc thiếu sót.

Vì sao việc so sánh bản thân với người khác là một thói quen tai hại?


Thói quen so sánh bản thân với người khác là một hành động tai hại vì sau đó, nhiều người thường chỉ cảm thấy ghen tỵ, thất bại và cay đắng, không mang lại lợi ích tích cực cho chính mình.

Khi nào bạn nên so sánh bản thân mình với người khác?


Khi tìm hiểu về bản thân, bạn nên so sánh mình với người khác để biết mình đang ở vị trí nào và cần làm gì để tiến bộ, từ đó tạo động lực và thúc đẩy sự phát triển của bản thân.

Những điểm nào giúp tránh ghen tỵ với người khác?


Để tránh ghen tỵ với người khác có thể thực hiện các điểm sau: không nửa vời, không nghĩ mình kém đi, và đã thử làm nhiều thứ để hiểu và đồng cảm với những khó khăn mà người khác phải đối mặt.

Tổng kết

Tổng kết lại, có 3 thói quen mà bạn có thể học tập từ tôi để loại bỏ sự ghen tỵ với cuộc sống của người khác.

  1. Ngừng theo dõi cuộc sống của người khác (80%)
  2. Không nghĩ bản thân kém đi (10%)
  3. Tự mình làm nhiều thứ (10%)

Áp dụng thói quen này vào cuộc sống hàng ngày, không những bạn không ghen tỵ với cuộc sống của người khác, mà bạn còn khôn ngoan hơn trong việc trở thành đàn ông chất lượng và gặt hái mục tiêu.

Nên nhớ, hãy xây dựng cuộc sống của mình để người khác theo dõi, chứ đừng phí thời gian để theo dõi từng giây từng phút chuyển động cuộc sống của người khác.

Đưa cho người đàn ông một con cá, anh ta no cả ngày. Nhưng đưa cho anh ta cái cần câu, anh ta no cả đời. Tôi muốn đưa cho bạn chiếc cần câu tuyệt vời. Nó giúp bạn chinh phục bất cứ cô gái nào. Đủ kỹ năng hẹn hò với bất cứ cô gái nào. Đủ hiểu biết để tán tỉnh bất kỳ cô gái nào.


43 bình luận về “Ghen Tỵ: 5 Cách Để Biến Đố Kỵ Thành Động Lực”

  1. Cách đơn giản nhất khi đầu óc khởi ngĩ gen tỵ , bất mãn , tự ti …v các trạng thái cảm xúc xấu đến đối tượng bên ngoài là nhìn thẳng vào nội tâm mình , đa so mọi người tự làm mình và nhét mình sống trong cái cảm xúc tiêu cực về doi tượng bên ngoài là bị những luồng suy ngĩ , tưởng tượng , tốt xấu về đối tượng làm chủ ý thức của mình mà k hay biết mình có một vũ khí lợi hại là ý thức “ đây gọi là ý ngĩ ác “ cho nên sẽ sống với nó trong khoảng tg quên đi đôi tượng và tập trung vào thứ khác hay k thấy đối tượng thì mới thôu , nhưng chưa hẳn là hết vì mỗi khi tư tưởng , sự tưởng tượng đến đối tượng chạy đến có thể lại sống với nó , lại gen , tức , tự ti , bi quan bất mãn , so sánh chẳng hạn …
    Nếu sống với nó lâu ngày bị nó chi phối ý thức cà thành thói quen sẽ làm nên tính cách và phản xạ tự nhiên khi gặp đối tượng
    Vậy tính cách là do phản xạ tự nhiên của suy ngĩ và sự tưởng tượng về đối tượng huân tập sâu dày trong ý thức nếu mình k biết cách làm chỉ ý thức
    Còn để sống trong sự bình tĩnh , điềm đạm , tự tin , vui vẻ , thì hãy tập quen tạo suy ngĩ tích cực và khi suy ngĩ tiêu xực đến nhìn thẳnh vào nó và đẩy lui nó đi bằng cách dùng ý thức suy ngĩ thiện lấn át nó qua ý ngĩ
    “ mày là những gì làm cho tao khổ não , mất vui vẻ và bình tĩnh trong cái giây phút này có khi cả ngày hôm nay , hãy đi đi tao k sống với mày , tạo biết mày đến rồi mày sẽ đi mày sinh rồi lại diệt ….khi đó chỉ còn lại hơi thở do cảm xúc vận hành và ý ngĩ thì mình đã làm chủ mình và ngoại cảnh, lâu dần sẽ k còn ý ngĩ xấu , tiêu cực …..
    Gặp cái gì hơn mình , và dục vọng khởi lên thì có thể đẩy nó đi để tâm trạng luôn bình ổn , ….
    Ý thức là vũ khi tiềm tàng lợi hại nhất mà k ai biết !

    Trả lời
  2. Cám ơn a trùm, bài viết rất hay, mà e cũng chưa thấy bài nào ko hay trên blog này thì phải. Nhân tiện thì e đã làm được điều 1 cách đây khoảng 3 năm rồi, e unfollow gần hết list friend, chỉ tham gia vài group chia sẻ thông tin liên qua đến công nghệ, không đọc báo vì e ko thấy hứng thú. Và e dành hầu hết thời gian cho sở thích của mình, đó là đọc truyện. Gần đây e mới nhận ra vấn đề của mình, đấy là không giao tiếp được với những người không cùng sở thích đọc truyện và cũng ko biết gì liên quan đến lập trình (ngành của em )
    Và tất nhiên là e cũng không biết phải nói chuyện gì với con gái, ngay cả mấy đứa con gái e từng chơi thân (nên dạo này rất khó rủ tụi nó đi chơi, lúc viết comment này e mới chợt nhận ra lý do). Hiện giờ e đang khá bế tắc trong việc cải thiện tình hình này

    Trả lời
    • Haha, thế thì em phải chăm chỉ viết comment, vì có thể em sẽ biết thêm nhiều lý do về những chuyện khác nữa.
      Không nhất thiết phải giao tiếp quá nhiều để thông minh trong giao tiếp. Nhưng để nói chuyện tốt hơn thì bắt buộc phải giao tiếp nhiều hơn.

      Trả lời
  3. Em là người tự ti. Do hồi nhỏ hay bị người khác hắt hủi và chỉ trích, e đâm ra mất niềm tin vào người khác, gần đây e lại trải qua 1 biến cố lớn về mặt tình cảm khiến bản thân suy sụp hoàn toà.

    Trả lời
    • Anh cũng trải qua,nhưng chả sao sất,vì anh có cách giải quyết hết rồi,và mỗi lần trải qua biến cố anh lại khôn hơn gấp 2,chuyện thường ở huyện

      Trả lời
    • Bạn ơi mỗi khi bất mãn hãy lắng nge tâm hồn bạn tại sao lại như vậy , sao hôm qua mày k như vậy mà bây giờ lại như vậy , cái tâm thức đó đang làm chủ bạn và kéo bạn vào cảm xúc bất mãn nó khiến cho cơ thể bạn cũng k tốt cho lắm lúc nó khởi lên , thì cố găng đừng đi với nó nó như một đạo diễn mời con người thật của bạn đóng vai nhân vật bi quan với cát sê đắt đỏ vậy và bạn phải sống với nó và diễn thành công trong cái khoảng tg n , kho đó sức mạnh của bạn bấy lâu nay đang bị nhấn chìm bởi cái tư tưởng đó
      Và sức mạnh của bạn trổi dậy khi bạn biết mình bấy lâu nay bị suy ngĩ đó cứ dẫn bạn đi , giờ hãy nhìn vào nó thấy nó rồi và bạn sẽ thấy được bạn , bạn chính là cái tâm thức đang nhìn vào cái tâm thức làm cho bạn buồn bã đấy , nó bình tĩnh lắm , khẻo mạnh lắm , chả lay động bởi cái j cả và đó là sức mạnh của bạn hãy ngày ngày cố gắng khôi phục nó nhé

      Trả lời

Viết một bình luận

Đã thêm item vào giỏ hàng.
0 item - 0