Trong bài viết này, tôi sẽ chỉ bạn biết nói dối là gì. Và chỉ mất chưa đầy vỏn vẹn 5 giây là có thể nhận biết được người nói dối rồi.
Sự quan trọng của việc nhận biết người nói dối
Giả sử đang đi chơi cùng 1 người bạn. Tiếp đến bạn nở nụ cười tươi và nói với anh ta rằng: “Tôi đang buồn muốn chết”.
Trong trường hợp này liệu anh bạn kia có tin không? Tất nhiên là không rồi! Anh ta không tin vì trước đó trên mặt bạn đã xuất hiện 1 nụ cười. Nụ cười này cho thấy “bạn KHÔNG ở trạng thái buồn”. Nói cách khác, anh ta nhận biết bạn đang nói dối từ sự mâu thuẫn giữa lời nói và những gì biểu hiện trên khuôn mặt bạn.
Theo đó, tiềm thức của con người điều khiển rất nhiều các hoạt động vô thức. Chẳng hạn hơi thở, nhịp đập của tim, đổ mồ hôi, v.v…
Khi ai đó cố tình nói dối, người đó sẽ cố gắng điều khiển những hành vi bên ngoài ngoài. Chẳng hạn như nội dung câu chuyện hay lời nói. Tuy nhiên, tiềm thức vẫn điều khiển các tín hiệu vô thức khác. Chẳng hạn như ngôn ngữ cơ thể bất nhất, giọng điệu, hay hơi thở. Những tín hiệu này sẽ là dấu hiệu giúp bạn nhận biết một người đang nói dối hay nói thật.
Theo đó, nếu những gì người đó thể hiện ra bên ngoài trùng khớp với những tín hiệu vô thức. Đồng nghĩa với việc người đó đang nói thật. Còn ngược lại người đó đang nói dối.
Nói dối là gì?
Một lời nói dối là hành động không chân thực, được thực hiện với mục đích để lừa dối người khác.
Nói dối có thể được sử dụng với nhiều mục đích và chức năng tâm lý khác nhau tùy thuộc vào người sử dụng. Thông thường, “nói dối” mang ý nghĩa tiêu cực. Dĩ nhiên người nói dối có thể bị xã hội, pháp luật hoặc tôn giáo chỉ trích, chê trách hoặc bị coi thường.
Nói dối là hành vi phổ biến ở mọi lứa tuổi. Hành vi này có thể bắt đầu từ thời thơ ấu và kéo dài đến khi trưởng thành. Đôi khi, nói dối cũng đi kèm với hành vi gian lận và/hoặc ăn cắp. Khi hành vi này xảy ra thường xuyên và kéo dài, nó có thể là dấu hiệu của một vấn đề nghiêm trọng và bất ổn về mặt tâm lý.
Sau khi hiểu nói dối là gì? Chúng ta hãy cùng tham khảo tiếp 2 kiểu nói dối phổ biến nhất.
2 kiểu nói dối phổ biến nhất
Có 2 loại nói dối: Nói dối vô hại và nói dối gây hại.
Lời nói dối vô hại
Nói dối vô hại được sử dụng để bảo vệ bản thân, đôi khi để giữ thể diện. Và đôi khi là để tốt cho người khác.
Có những lúc, các bác sĩ sẽ nói với bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối rằng họ sẽ hồi phục hoàn toàn. Nhằm tránh làm cho họ buồn trong những ngày cuối cùng của cuộc đời.
Theo nhà văn người Mỹ Susan Sontag: “Nói dối là một phương tiện cơ bản để tự vệ”. Khi đối mặt với tình huống nguy hiểm đe dọa đến sự an toàn của chúng ta. Việc nói dối để bảo vệ bản thân là một lựa chọn khôn ngoan. (Tham khảo Bí Quyết Sử Dụng Cái Tôi Hiệu Quả Trong Cuộc Sống)
Lời nói dối gây hại
Lời nói dối gây hại là lời nói dối được sử dụng để lừa dối và đánh lừa mọi người.
Theo Tiến sĩ Charles Ford, một chuyên gia tâm lý học hàng đầu, có một số lý do chính để nói dối: Thao túng, lừa dối, lấn át và chơi xỏ. Tất cả những hành vi này có thể gây ra tổn thương nghiêm trọng đến sức khỏe. Cả về mặt thể chất lẫn tinh thần của những người trở thành mục tiêu của những lời nói dối.
Oke, sau khi đã biết nói dối là gì. Cũng như biết được kiểu nói dối. Tiếp đến chúng ta sẽ cùng tìm hiểu tác hại của việc nói dối.
Nói dối là gì? Tác hại của việc nói dối?
Dưới đây là một số tác hại của việc nói dối.
Càng nói dối nhiều, càng khó để nói thật
Giống như một chiếc xe trượt lao xuống dốc. Nói dối trở thành thói quen tự nhiên.
Càng nói dối nhiều, bom nổ càng lớn
Lời nói dối như một quả cầu tuyết. Ban đầu nhỏ, nhưng càng cuốn nhiều phụ gia thì nó càng lớn.
Nói dối làm mất niềm tin
Nói dối làm giảm lòng tin của người khác với chính bản thân mình. Chỉ cần người khác ý thức được bạn nói dối. Họ sẽ rất khó tin bạn vào lần sau.
Nói dối làm hỏng mối quan hệ
Không ai muốn nói thật với người chỉ biết nói dối. Do đó, không ai thật lòng với bạn cả. Họ không muốn xây dựng mối quan hệ tình bạn hay tình cảm với bạn. (Tham khảo Nhắn tin với người yêu không nhàm chán: 5 cách hiệu quả)
Nói dối dễ vướng lao lý
Từ nói dối rất dễ chuyển biến thành lừa đảo. Và mồ chôn cho bọn lừa đảo là chỉ có bóc lịch sau song sắt.
Nói dối là gì? 5 dấu hiệu một người đang nói dối
1) Ngôn ngữ cơ thể
Hãy quan sát ngôn ngữ cơ thể. Chú ý lòng bàn tay người đang nói. Một người nói thật sẽ ngửa lòng bàn tay khi nói, lúc này cơ thể họ đang ở trạng thái mở. Họ sẵn sàng cho người khác biết mình đang nghĩ gì, ý kiến ra sao?
Ngược lại khi úp lòng bàn tay xuống. Nó không có nghĩa đó là dấu hiệu rõ rệt để nhận biết người nói dối. Nhưng lúc này cơ thể họ đang ở trạng thái đóng. Họ không muốn tiết lộ tất cả những gì mình đang biết.
Bên cạnh đó, họ cũng từ chối giao tiếp bằng mắt khi nói. Họ sợ rằng người khác sẽ biết được chân tướng của sự việc khi nhìn vào mắt của họ. (Tham khảo 8 dấu hiệu ngoại tình bạn gái tự tố cáo chính mình)
2) Nói dối là gì? Chuyển động mắt không phù hợp
Theo NLP (Neuro Linguistic Programming) – Hiểu nôm na theo tiếng Việt là “Lập trình ngôn ngữ tư duy”. NLP nói rằng đôi mắt là sự phản chiếu của các hoạt động đang diễn ra trong bộ não tại thời điểm hiện tại.
Cụ thể hơn, khi chúng ta ngước mắt lên đỉnh phải, đó là lúc chúng ta đang xây dựng 1 hình ảnh mới trong não bộ. Còn khi chúng ta ngước mắt lên đỉnh trái, đó là lúc chúng ta đang hồi tưởng lại hình ảnh trong quá khứ.
Bạn đã tưởng tượng tôi đang nói gì chưa?
Đó là nếu một người nói thật, anh ta sẽ ngước mắt lên đỉnh trái (Người đối diện nhìn là phải) để hồi tưởng lại những hình ảnh đã có trong đầu. Còn khi anh ta nói mà ngước mắt lên đỉnh phải (Người đối diện nhìn là trái) là lúc anh ta đang tưởng tượng ra những câu chuyện khác để nói.
–> Đó là một trong những dấu hiệu nhận biết người nói dối.
3) Mâu thuẫn trong câu chuyện
Để nhận biết người nói dối, câu chuyện của anh ta sẽ thay đổi một chút sau mỗi lần tường thuật lại. Anh ta sẽ quên 1 vài từ, 1 vài chi tiết. Thay vào đó anh ta sẽ thêm thắt hoặc ăn bớt những chi tiết đó.
Dấu hiệu này bạn rất hay gặp trong đời thực khi mà trong đầu chúng ta thường thắc mắc: “Rõ ràng hôm nọ nó nói với mình là ABC cơ mà, thế mà hôm nay nó lại nói với mình là XYZ”.
Tham khảo: Real man là gì? Đàn ông alpha là gì? Mục đích đàn ông trong đời?
4) Nói dối là gì? Lo lắng
Hầu hết những người nói dối đều cảm thấy lo lắng. Cái cường độ lo lắng cũng phụ thuộc vào cấp độ dối trá trong câu chuyện đó đến đâu.
Bên cạnh sự lo lắng, người nói dối cũng hay để ý đến tâm trạng người khác xem đã tin mình nói chưa? Nếu đang nghi ngờ ai đó nói dối, hãy ‘khoan’ vào những vấn đề khiến người đó cảm thấy lo lắng. Việc này sẽ giúp bạn nhận biết người nói dối hay không?
5) Lảng tránh chuyện hay chủ đề nào đó
Một người muốn dấu diếm thứ gì đó sẽ lảng tránh chủ đề hoặc chuyện họ không muốn nói tới. Đó là bởi vì họ chưa nghĩ ra phương án để giải quyết cho việc đó. Sau khi nghĩ ra phương án, có thể lúc đó họ mới quay trở lại chủ đề khi nãy. Thế nên, nếu muốn đọc vị ai đó, hãy tiếp tục nói về chủ đề đó theo cách trực tiếp lẫn gián tiếp.
Trên đây là một số phương pháp giúp bạn nhận biết người nói dối hay không? Một khi kết hợp được những yếu tố trên trong cuộc sống, bạn sẽ sớm “đọc vị” được bất cứ ai, không kể trong chuyện cua gái, quan hệ vợ chồng, mà còn cả trong công việc và cuộc sống hiện tại nữa. Tham khảo:
Nếu bạn sử dụng Facebook thường xuyên, hãy bấm nút like page Chính Em để nhận được nhiều thông tin hữu ích hơn từ trang. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng thường xuyên xuất bản các bài viết cũ, mới trên Facebook. Thế nên hãy theo dõi page thường xuyên nhé.
Chúc bạn thành công.
Giải đáp thắc mắc nói dối là gì?
Nói dối là hành động không chân thực, được thực hiện với mục đích để lừa dối người khác.
Việc nhận biết người nói dối giúp tránh bị lừa dối và duy trì mối quan hệ trong lòng tin.
Nói dối có thể làm mất niềm tin, hỏng mối quan hệ, gây rắc rối trong vấn đề pháp lý, và tạo ra bomber các dối trá khác.
Có 5 dấu hiệu chính để nhận biết người nói dối bao gồm ngôn ngữ cơ thể, chuyển động mắt không phù hợp, mâu thuẫn trong câu chuyện, lo lắng và lảng tránh chủ đề.
Cười một cách vô thức thường là những nụ cười thật thà và vô hại. Nhưng những người biết điều khiển nụ cười của mình thì phải coi chừng.
Người nói dối ít cười hơn người nói thật :3
Cái trò ngước mắt trái và mắt phải khá là hay, like phát <3
bài viết rất hay moak
Bài viết này quả thực lợi hại. Cảm ơn anh rất nhiều. Hy vọng sẽ có nhiều bài viết hơn về chủ đề nắm bắt được tâm lý phụ nữ trong tương lai.
Chúc Chính Em ngày càng phát triển.
Cảm ơn bạn đã cho ý kiến. Chính Em dot Com chắc chắn sẽ “popular” trong tương lai.