Chủ nghĩa khắc kỷ: 7 Bài Học Sâu Sắc Nhất Từ Triết Lý Stoicism

Trong bài viết này, tôi sẽ chia sẻ cách sử dụng chủ nghĩa khắc kỷ để biến bạn trở thành người thu hút và hấp dẫn hơn. 

Trong bài viết này, tôi sẽ chia sẻ cách sử dụng chủ nghĩa khắc kỷ để biến bạn trở thành người thu hút và hấp dẫn hơn.

Bạn đã bao giờ bị chính những người mình quan tâm nhất phớt lờ chưa? Họ như kiểu coi thường cảm xúc và tâm tư của bạn. Nếu một bậc thang có 10 bậc, thì họ chỉ coi bạn như bậc thang thấp nhất. Sẵn sàng chà đạp để có điểm tựa tiến tới bậc thang thứ 10.

Lai H khét tiếng đây. Hãy tưởng tượng nếu có một phương pháp để thay đổi tình hình, để khiến họ không thể không coi trọng và ưu tiên bạn. Trong bài viết này, tôi sẽ tiết lộ 7 quy tắc quan trọng để:

  • Biến bạn trở thành một người cuốn hút và không thể chối từ.
  • Biến bạn trở thành một người mà người khác mong muốn có trong cuộc sống của họ.
  • Biến bạn trở thành bậc thang thứ 10 để được người khác với tới chứ không phải bậc thang số 1 chuyên bị chà đạp.

Mỗi quy tắc mà tôi đề cập trong bài này đến từ chủ nghĩa khắc kỷ và nó rất quan trọng. Thế nên tôi khuyên bạn nên xem đến cuối để hiểu tại sao mỗi quy tắc đều đóng vai trò quan trọng trong việc thay đổi nhận thức về người khác về bạn. Hãy bắt đầu ngay nhé, nhưng trước tiên..

Tham khảo: 6 quy tắc hẹn hò thông minh dắt túi khi cần

Chủ nghĩa khắc kỷ là gì?

Chủ nghĩa khắc kỷ (Stoicism) là một triết lý sống được phát triển ở Hy Lạp cổ đại, đặc biệt là bởi các triết gia như Zeno của Citium, Epictetus và Marcus Aurelius của La Mã. Triết lý này tập trung vào việc kiểm soát cảm xúc, chấp nhận tình hình hiện tại và tìm kiếm sự bình an trong cuộc sống.

Một số nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa khắc kỷ:

1. Kiểm soát cảm xúc: Chủ nghĩa khắc kỷ tin rằng con người có thể kiểm soát cảm xúc của mình bằng cách áp dụng lý trí và logic vào cuộc sống hàng ngày.

2. Chấp nhận tình hình hiện tại: Họ khuyến khích con người chấp nhận tình hình hiện tại mà họ không thể thay đổi và tập trung vào những điều họ có thể kiểm soát.

3. Tìm kiếm sự bình an: Chủ nghĩa khắc kỷ tìm kiếm sự bình an bên trong, không phụ thuộc vào các yếu tố bên ngoài như tài sản vật chất hay danh vọng.

4. Tuân thủ đạo đức: Họ khuyến khích việc tuân thủ các nguyên tắc đạo đức, sống một cuộc sống đúng đắn và công bằng.

Chủ nghĩa khắc kỷ đã có ảnh hưởng lớn đến triết học, tâm lý học và triết lý sống hiện đại. Nó thường được coi là một triết lý giúp con người đối mặt với thách thức và khó khăn trong cuộc sống một cách bình tĩnh và kiên nhẫn.

7 Bài Học Sâu Sắc Nhất Từ Triết Lý Chủ Nghĩa Khắc Kỷ

Quy tắc số 1: Muốn bí ẩn, đừng tiết lộ mọi thứ

Bên trong sự bí ẩn đó chính là sức mạnh của bạn. Sự quyến rũ của những điều chưa biết nó lớn tới mức con người có thể phát điên vì nó. Như nhà triết gia chủ nghĩa khắc kỷ Seneca từng nói: Ở khắp mọi nơi là không ở đâu cả. Nếu một cuốn sách bạn đọc nội dung tất cả chỉ ở trang đầu, thì đâu là lý do để bạn giở những chương tiếp theo.

Đừng tiết lộ mọi thứ về mình quá sớm. Hãy hiện diện nhưng vẫn giữ được bí ẩn. Từng bước từng bước hé lộ phần nhỏ của cuộc đời bạn. Để biến bạn trở thành đề tài cho họ thắc mắc. Kéo sâu họ vào cái mê cung với nhân vật là chính bạn.

Ví dụ nếu một cô gái hỏi anh làm nghề gì? Bằng một chất giọng đi vào lòng người tôi nói: “Anh nhặt bã kẹo trong rạp chiếu phim.”

“Anh dùng sữa rửa mặt gì mà da trắng thế?”

“Anh dùng em.”

Hiểu theo một cách đơn giản, cuộc đời bạn phải giống như căn biệt thự private, phải có thẻ từ vân tay mới vào được. Chứ không phải ai muốn vào thì vào, ai muốn lấy thông tin gì thì lấy. Muốn bí ẩn, đừng tiết lộ mọi thứ!

Quy tắc số 2: Hiếm có thì người khác sẽ trân trọng

Quy tắc khắc kỷ số 2, một khi bạn trở nên hiếm có thì người khác sẽ muốn đầu tư vào bạn, sẽ trân trọng bạn.

Tham khảo: Anh em tốt là thế nào? 10 quy tắc bất thành văn

Bạn là một viên ngọc quý? Bạn có nghĩ thế không? Bạn bắt buộc phải nghĩ thế. Bởi vì hãy tin tôi. Từ lúc tôi nghĩ như vậy về mình, cuộc đời tôi đã sang trang mới. Tôi kiếm được nhiều tiền hơn, được nhiều người yêu quý hơn, và đặc biệt tôi thấy phụ nữ dễ có cảm tình với mình hơn.

Nhưng đừng nhầm lẫn. Chủ nghĩa khắc kỷ ám chỉ viên ngọc quý không giống như bạn mắc bệnh sao. Mà giống như triết gia khắc kỷ Seneca từng nói:

“Một viên ngọc không thể được đánh bóng nếu không có ma sát.”

-Seneca

Có nghĩa ngoài việc tự tôn trọng chính bản thân mình, thì bạn cũng phải cải thiện bản thân mình, đánh bóng nó, để khiến mình càng ngày càng trở nên xuất sắc hơn.

Quy tắc số 3: Tạo ra nỗi sợ sẽ mất bạn

Có nghĩa là đừng để bản thân dễ bị lãng quên. Hãy khiến cho người khác nhận ra bạn không thể thay thế. Hãy trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của họ, một người mà sự vắng mặt của bạn sẽ tạo ra một khoảng trống không thể lấp đầy.

Marcus Aurelius từng nói: “Bạn có quyền kiểm soát tâm trí của mình – không phải sự kiện bên ngoài. Hãy nhận ra điều này, và bạn sẽ tìm thấy sức mạnh.” Sức mạnh của bạn nó nằm ở sự kiểm soát tâm trí của chính mình chứ không phải sự kiện bên ngoài.

Ngạn ngữ Trung Quốc có câu: Nếu bạn đổ trách nhiệm cho người khác, bạn còn một hành trình dài phía trước. Nếu bạn đổ trách nhiệm cho bản thân, là bạn đi được nửa đường. Và nếu bạn không đổ trách nhiệm cho ai, là bạn đã đi đến cuối đường rồi.

Trong sách Giải Mã Bí Ẩn Phái Đẹp tôi có khuyên. Khi bạn đã tìm đủ mọi cách để chinh phục mà cô gái không siêu lòng. Hãy học cách ngoảnh mặt bước đi. Đôi khi chính vì nhận ra nỗi sợ mất bạn mà người con gái đó lại đổi ý. Và nếu cô ấy không đổi ý, thì đó cũng là cách để bạn tự tôn trọng chính bản thân mình.

Quy tắc số 4: Đừng để họ là trung tâm cuộc sống của bạn

seneca chu nghia khac ky
“Ở khắp mọi nơi là không ở đâu cả.” -Seneca

Hãy nhớ rằng cuộc sống của bạn không nên quay quanh họ. Đặc biệt là những bạn gen Z, sinh ra ở thời kỳ tươi đẹp. Nhưng mặt khác chịu áp lực ghê gớm từ thành công của người khác, đập vào mắt hàng ngày trên mạng xã hội.

Bạn đã quá quen với việc theo dõi idol này idol kia. Xem họ kiếm được bao nhiêu tiền, họ đang dính phốt gì, chuyện tình cảm rồi đời tư của họ ra sao?

Đừng!!! Bạn là một ngôi sao tỏa sáng giữa bóng tối, được ánh sáng và sức sống riêng của mình nuôi dưỡng. Bạn có con đường riêng và độc lập chứ bạn không quay quanh ai cả. Hãy nhớ là như vậy.

Quy tắc chủ nghĩa khắc kỷ số 5: Tưởng tượng tiêu cực

Đừng để mọi thứ nghiễm nhiên có được ta. Nhưng cũng đừng để ta nghiễm nhiên có được mọi thứ.

Chủ nghĩa khắc kỷ cung cấp một kỹ thuật hữu ích có tên”tưởng tượng tiêu cực”. Họ khuyến khích chúng ta dành thời gian suy nghĩ về việc mất đi những thứ quan trọng trong cuộc sống, như tình yêu, sự nghiệp hoặc sở hữu vật chất. Bằng cách này, chúng ta có thể trân trọng hơn những gì chúng ta đang có và tận hưởng niềm vui từ những điều đơn giản nhất trong cuộc sống.

Trong cuộc sống với mạng xã hội hiện nay. Có nhiều người may mắn hơn người còn lại. Đôi khi họ may mắn được nổi tiếng, đôi khi may mắn họ kiếm được nhiều tiền hơn, dễ dàng hơn so với người khác. Có nhiều ca sĩ khi hết thời rồi mới lên báo khoe chiến tích là ngày xưa chạy 1 show là mua được cả miếng đất.

Hãy học cách tưởng tượng tiêu cực. Nếu một ngày cái sự nổi tiếng này mất đi. Hay nếu một ngày việc kiếm tiền không còn dễ nữa. Thậm chí tưởng tượng nếu mắc bệnh hiểm nghèo và chỉ còn 1 năm để đăng xuất. Lúc đó bạn sẽ cực kỳ quý trọng cuộc sống của mình chứ không coi nó là một thứ gì đó nghiễm nhiên nữa.

Quy tắc số 6: Chuẩn bị sẵn cho kịch bản xấu nhất

Ở đây không biết có ai là thầy phong thủy hay xem tướng không? Nhưng cuộc đời tôi không hiểu sao, tôi làm bất cứ việc gì cũng đều không may mắn như người khác. Tôi không biết tại sao? Nhưng luôn luôn là lần 1, lần 2 đều hỏng, rất khó đầu xuôi đuôi lọt.

Có một câu nói của Donald Trump, và trong chủ nghĩa khắc kỷ họ cũng nói tới nhiều. Đó là “Hãy tích cực, nhưng luôn chuẩn bị cho kịch bản xấu nhất sẽ xảy đến.”

Nếu bạn làm gì cũng dễ trót lọt, hoặc thường may mắn ngay cả khi làm lần đầu thì xin chúc mừng bạn. Nhưng với ai giống hoàn cảnh của tôi, đó là làm gì cũng dễ hỏng, dễ gặp chuyện đen đủi thì cũng đừng lo. Cứ tích cực, và luôn chuẩn bị sẵn cho kịch bản xấu nhất.

Ví dụ nếu bạn mua một mã cổ phiếu, thì đừng có tính là nó sẽ giúp bạn đổi đời, thành số giàu sang. Mà thay vào đó, hãy chuẩn bị tâm lý mất 30-40% tiền từ mã đó. Để đến khi chuyện đó xảy ra, bạn cũng không có gì phải sốc cả.

Quy tắc số 7: Cảm xúc không thể chi phối chúng ta

“Phương thuốc tốt nhất cho sự tức giận là sự chậm trễ.”

Mỗi khi mà bạn tức giận và muốn có những hành động để mô phỏng cái sự tức giận đó. Hãy cho nó thêm vài giây, thậm chí là vài phút, hoặc vài chục phút. Nó sẽ là phương thức để chữa lành cho bạn.

Hoặc tương tự với nhiều loại cảm xúc khác cũng vậy. Đặc biệt là những cảm xúc nhất thời như: Nôn nóng, vồ vập, cho đến bấn loạn.. Hãy cho cảm xúc đó thêm thời gian, bởi vì đó là cách tự kết liễu chính nó.

Kết luận

Đó là 7 bài học mà chủ nghĩa khắc kỷ dạy chúng ta. Nếu bạn là một cá thể giống đực, và muốn trở thành đàn ông đúng nghĩa. Thực hành theo những triết lý khắc kỷ là điều đừng bao giờ nên bỏ qua.

Đôi lời nhắn nhủ,

Lai H.


Đọc thêm bài:

2 bình luận về “Chủ nghĩa khắc kỷ: 7 Bài Học Sâu Sắc Nhất Từ Triết Lý Stoicism”

  1. Em vừa đọc xong cuốn chủ nghĩa khắc kỷ của William Irvine. Trong đó có 1 đoạn đại loại như sau : ” Những người đến với chúng ta là vận mệnh, tức ta nợ vận mệnh chứ không nợ họ, vì vậy vận mệnh có thể lấy họ khỏi chúng ta bất cứ khi nào và không cần báo trước”
    Nó giống như là 1 người phụ nữ hoặc 1 người nào đó họ đến với ta họ cũng có quyền bỏ ta. Và chúng ta luôn sẳn sàng để họ ra đi mà không quá đau khổ
    Và nhiều điều trong chủ nghĩa khắc kỷ lại khá giống những gì anh truyền đạt trong bộ sách 5 cuốn của anh, tư tưởng lớn và mạnh mẽ đều hội tụ về chí hướng
    Chúc anh sức khoẻ !

    Trả lời

Viết một bình luận

Đã thêm item vào giỏ hàng.
0 item - 0
0