10 cách giữ bình tĩnh, lấy lại cân bằng vui vẻ tức thì

Bạn cần học cách giữ bình tĩnh, nhất là khi đang còn trẻ và sử dụng nhiều mạng xã hội.

Tại sao lại như vậy?

Bởi những thứ đó khiến bạn nạp vào đầu thông tin tiêu cực rất nhanh. Trong khi bạn lại không thể biết được “chiếc bình chứa thông tin tiêu cực” của mình khi nào sắp đầy? Khi nào thì nên dừng lại.

Tôi nghĩ mình là một người có khả năng kiềm chế ở mức ổn. Tôi đã học được cách điều khiển cảm xúc do bên cạnh nhiều cô gái. Tôi cũng là một người điềm đạm, và ít khi nặng lời với những người xung quanh.

Cho đến vài năm trước khi một cô gái nói với tôi rằng: “Em chưa từng thấy anh đáng sợ như vậy bao giờ…”

Đó là bởi tôi quên mất cách giữ bình tĩnh. Khi mất bình tĩnh, chúng ta thường thực hiện những việc như sau:

  • La hét vào mặt người khác
  • Dọa nạt người khác. 
  • Không còn biết tay chân mình đang múa hay chỉ trỏ, miệng mình đang đọc rap hay hát cải lương nữa

Nói tóm lại, bạn sẽ thực hiện bất cứ chuyện gì để thỏa mãn cảm xúc của mình. Bởi bong bóng cảm xúc bên trong con người bạn đã vỡ ra thành từng mảnh mất rồi.

Cũng may là chuyện đó đã xảy ra cách đây nhiều năm rồi. Để đến giờ nhìn lại, tôi có thể chia sẻ với bạn cách giữ bình tĩnh như thế nào?

10 cách giữ bình tĩnh khi căng thẳng, tức giận

cach giu binh tinh

Dưới đây tôi sẽ chia sẻ 10 cách giữ bình tĩnh khi bạn có căng thẳng, tức giận. Giúp bạn lấy lại năng lượng tích cực và vui vẻ ngay tức thì.

1) Xác định nguyên nhân mất bình tĩnh

Muốn học cách giữ bình tĩnh, bạn phải xác định được nguyên nhân mất bình tĩnh. Ví dụ vì phải chờ đợi ai đó quá lâu, bị mắng. Hay thậm chí là công việc quá nhiều.

Thế nhưng không có nghĩa là bạn được phép đổ lỗi, hay giận cá chém thớt người xung quanh. Thay vào đó, hãy lên một danh sách những thứ khiến mình dễ mất bình tĩnh. Để có thể kiểm soát cũng như tránh mặt chúng đi.

Ví dụ việc chờ đợi khiến bạn dễ mất bình tĩnh. Lúc này cách giữ bình tĩnh của bạn chỉ đơn giản là… ĐỪNG CHỜ NỮA. Tập trung vào việc khác, đừng quan tâm đến việc phải chờ đợi.

2) Hít thở sâu

Cách giữ bình tĩnh số 2 đó là hãy hít thở thật sâu khi cơn giận đến. Nghe đáp án có vẻ “ôi chuyện đó cũng phải dậy, tôi lúc nào chả hít thở.” Tuy nhiên, thường thì bạn sẽ quên làm điều này khi tình huống đến.

Theo đó, hãy hít thở sâu, sâu đến mức “2 hạt cà của bạn” cũng cảm nhận thấy điều đó.

Nếu lấy hơi ngắn, thực tại sẽ vẫn cuốn lấy bạn. Ngược lại nếu bạn chậm rãi lấy hơi thật sâu, qua ngực, tới bụng, rồi chạm 2 hạt cà. Bạn sẽ quên đi thực tại, chỉ cảm nhận thấy hơi thở. Và lúc này sẽ khiến đầu óc bình tâm trở lại.

3) Nhai kẹo cao su cũng là cách giữ bình tĩnh

Nghe có vẻ hơi kỳ quặc, nhưng nhai cao su cũng là cách giữ bình tĩnh khá hiệu quả. Theo nghiên cứu khoa học, nhai kẹo tăng khả năng kiểm soát cơn nóng giận và trở nên bình tĩnh hơn. Cụ thể:

– Cải thiện được tâm trạng, thoải mái và dễ chịu hơn

– Hạn chế việc dẫn đến trầm cảm

– Giảm tình trạng căng thẳng và cáu giận trong công việc

4) Mang cảm xúc vào con chữ

Cảm giác tiêu cực kéo dài rất dễ ảnh hưởng đến sức khỏe, thể chất, lẫn tinh thần của con người. Theo các nghiên cứu gần đây, việc ghi lại suy nghĩ cũng hỗ trợ rất tốt việc giữ bình tĩnh. Cũng như kiểm soát được hành vi, suy nghĩ tiêu cực

Cụ thể vào năm 2017, 66 người được yêu cầu ghi lại diễn biến cảm xúc và những suy nghĩ tiêu cực vào sổ tay. Kết quả cho thấy những người này đều thoải mái và thấy được bản thân bình tĩnh hơn sau khi viết.

Cách giữ bình tĩnh số 4, hãy mang cảm xúc vào con chữ. Đôi khi là âm nhạc, hình ảnh, mẫu thiết kế, tập luyện. Điều này sẽ khiến lòng bạn nhẹ đi nhiều.

5) Nghe những bản nhạc yêu thích là cách giữ bình tĩnh hiệu quả

Khoa học đã chỉ ra rằng âm nhạc có ảnh hưởng cực lớn đến cảm xúc và tinh thần của con người.

Chính vì vậy, khi nghe được bài hát hay giai điệu yêu thích, chúng ta có xu hướng thoải mái hơn. Từ đó dần kiểm soát được sự mất bình tĩnh của bản thân.

Khi nghe nhạc cơ thể bạn sẽ hạn chế tối đa sản sinh hóc môn gây ức chế. Điều này khiến chúng ta thư thái và dễ chịu hơn rất nhiều.

6) Thiền mỗi ngày

Cách giữ bình tĩnh số 6 là thiền. Đây là một phương pháp hữu hiệu để điều hòa và cân bằng cảm xúc.

Khi thiền bản thân sẽ thanh tịnh trong tâm hồn và tích cực trong suy nghĩ. Khi tập trung vào thiền, trong đầu chúng ta không còn những vướng bận. Cũng như không còn suy nghĩ xấu, ảnh hưởng đến việc mất bình tĩnh bản thân.

Bạn nên luyện tập thiền trong vòng 30 phút đến một tiếng mỗi ngày để có một tinh thần thoải mái, cũng như tránh được những suy nghĩ tiêu cực nhé.

7) Chia sẻ với những người thân thiết

Một trong những cách giữ bình tĩnh, cũng như để giải tỏa căng thẳng tiếp theo đó là chia sẻ và tâm sự với người thân. Tuy nhiên cần hiểu rõ mình đang nói để san sẻ bớt nỗi lòng. Chứ không phải mang những suy nghĩ nặng nề, thiếu bình tĩnh lên người khác.

Ngoài ra, hãy lựa chọn người nên chia sẻ chứ đừng phóng khoáng mà chia sẻ cho tất cả mọi người.

8) Thu thập thêm trải nghiệm mới cho mình

Cách giữ bình tĩnh số 8 đó là gia tăng trải nghiệm mới cho mình.

Nếu không? Bạn sẽ không có khôn ngoan. Bạn nóng giận hay mất bình tĩnh dựa vào góc nhìn của xã hội, của bố mẹ, của những người đã định hình mình phải như vậy.

Câu chuyện cái chảo cũ

Một hôm, cô con gái nhận được tin mẹ ở xa tới thăm. Cô mừng lắm và quyết định sẽ nấu món thịt áp chảo mà mẹ thường nấu cho mình. Âu cũng là một cách để 2 mẹ con ôn lại kỷ niệm ngày thơ bé.

Thế rồi cô lại khoét lấy một miếng thịt và bỏ đi như thông thường, như cách mà mẹ cô vẫn làm khi cô còn nhỏ.
Thế rồi bỗng nhiên cô con gái mới thắc mắc “Tại sao miếng thịt lại phải khoét ra như vậy nhỉ?” Cô đem thắc mắc này hỏi mẹ, bởi mẹ cũng thường làm vậy mỗi khi nấu.

Điều kỳ lạ là ngay cả mẹ cô cũng không biết. Bà nói bà làm như vậy là bởi vì bà ngoại của cô gái cũng làm như vậy mỗi khi làm món thịt áp chảo.

Sau một hồi tranh luận, cuối cùng họ cũng nhấc máy và gọi cho bà ngoại, năm nay đã 90 gần về chầu trời rồi.
Câu trả lời của bà khiến họ đầy ngạc nhiên. Hóa ra khi xưa do nhà nghèo không có chảo lớn, nên bà cụ thường phải xẻo một miếng thịt đi thì mới áp vừa chảo.

Bạn đã bao giờ gặp những chuyện như vậy chưa? Tôi cá 100% là rồi. Bởi tôi cũng phải đối mặt với không ít chuyện tương tự. Cứ nghĩ rằng nó đúng, sự việc phải diễn ra như vậy. Nhưng kỳ thực nó chẳng giống như vậy tẹo nào. Chính vì thế hãy tự thu thập trải nghiệm cho chính mình. Bởi đó mới là cách để bạn xóa tan định kiến, và nâng cao sức chịu đựng cho mình.

Bài học là gì?

Ý tôi là, bạn đâu muốn giận dỗi những thứ không đáng. Hoặc bạn sẽ không muốn mất 100% quyền kiểm soát ở những tính huống không đáng có, đúng không?

Hãy thu thập thêm trải nghiệm để biết người khác xử lý tình huống đó thế nào. Họ đối diện với sự việc khác ra sao. Nếu địa phương bạn giữ nhiều định kiến, hãy ra những nơi khác để học hỏi. Hoặc thậm chí nếu Việt Nam nhiều định kiến, hãy du lịch nước ngoài thường xuyên để thu thập thêm những trải nghiệm mới cho mình.

Lần du lịch Thái Lan gần nhất của tôi, đập vào mắt là vụ va quệt 2 chiếc sedan với nhau. Điều ngạc nhiên là họ không la ó, không dọa nạt, không gọi “đồng minh” đến để gia tăng sức mạnh. Cả 2 xuống xe, nhìn va chạm, cùng cười thật tươi và gọi cảnh sát đến xử lý. Một tình huống mà tôi cứ ngỡ mình chỉ có thể nhìn thấy ở một nước nào đó bên châu Âu.

Đó là cách giữ bình tĩnh bằng việc gia tăng hiểu biết và trải nghiệm của chính mình.

9) “Mình có thể tự tin xử lý được tình huống này”

Đối với tôi, mỗi lần mất bình tĩnh hoặc mất kiểm soát là mỗi lần tôi mất tự tin về chính mình. Thông thường sau đó tôi sẽ tự trách bản thân, hoặc tìm cách khắc phục lần sau.

Tôi cũng nhận ra mấu chốt của vấn đề. Đó là kiềm chế cảm xúc hay kiểm soát sự bình tĩnh thực chất cũng chỉ là một dạng của tự tin mà thôi.

Nếu bạn thiếu tự tin khi xử lý tình huống. OK, bạn sẽ mất kiểm soát.

Ngược lại nếu bạn tự tin xử lý tình huống. Bạn tin vào bản thân mình có thể, thì kết quả chắc chắn sẽ đồng hành với suy nghĩ của bạn.

Kết hợp: Khi gặp một vấn đề dễ làm bạn cảm thấy tức giận. Chẳng hạn như ai đó chửi rủa bạn, lăng mạ bạn. Thì thay vì phản ứng như trước, hãy hít thở một hơi thật sâu. Vừa hít thở vừa đếm số, cho đến khi đối phương nói xong thì thôi. Trong lúc đếm số bạn hãy luôn tự nhủ rằng “Mình tự tin đương đầu với tình huống này. Mình sẽ giải quyết được nó.” Và đến turn của bạn, bạn sẽ biết cách phải xử lý tình huống ra sao. Bởi bạn không mất bình tĩnh, bạn tự tin vào chính bản thân mình.

Đó là cách giữ bình tĩnh số 9. Hãy tin rằng mình có thể xử lý được vấn đề đang xảy đến.

10) Học cách giữ bình tĩnh nhờ luyện tập tính nhẫn nại thường xuyên

Bên cạnh 9 phương pháp trên, bạn có thể học cách giữ bình tĩnh nhờ luyện tập tính nhẫn nại thường xuyên hơn, chẳng hạn:

  • Đi bộ thay vì đi xe tới hàng tạp hóa gần nhất
  • Chọn hàng dài để xếp thay cho hàng ngắn
  • Khi viết, hãy viết chậm rãi để ra nét đẹp hơn
  • Khi đi xe máy, hãy đi với tốc độ chậm hơn. Nếu đi xe bus, hãy chậm rãi chờ xe sau thay vì phải “cong mông” chạy đuổi theo xe đang tới.

Tham khảo: Bạn đã biết cách giữ chân người yêu chưa?

Tổng kết

Bình tĩnh là điều cần thiết để giữ cảm xúc của mình theo hướng tích cực. Hãy học cách giữ bình tĩnh với những người xung quanh!

Nếu muốn từ giã sai lầm 1000 gã khác đang mắc phải. Nếu muốn đọc vị chuẩn xác dấu hiệu một cô gái friend zone bạn. Đó không phải chuyện đơn giản nếu bạn không trang bị cho mình đủ kiến thức. Hãy để tôi chỉ ra đáp án cho bạn trong combo COMBO Nhập Môn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các ô đánh dấu * là bắt buộc.

Địa chỉ duy nhất

Bán sách và khóa học của CHINHEM

Chất lượng quốc tế

Tự tin khẳng định sản phẩm chất lượng cấp quốc tế

Uy tín gây dựng >10 năm

Ra đời từ 2013 và không ngừng phát triển

Thông tin bảo mật

Thông tin thành viên được bảo mật tuyệt đối