Có một sự thật là: Rất ít người chú ý tới cách luyện giọng nói hay. Bất kể hiện tại giọng nói của người đó ra sao? Hiện có hay hay không?
Một số bạn đọc ở đây may mắn có được giọng nói hấp dẫn bẩm sinh. Còn đa số cũng giống như tôi như bạn. Hàng ngày tôi vẫn phải bỏ ra 10-15 phút để luyện giọng nói với hy vọng mọi thứ sẽ tốt hơn trong thời gian tới.
Tôi có nhiều dự định và kế hoạch. Vậy nên tôi phải cố gắng đạt được thành tích tốt nhất với giọng nói của chính mình.
Cách luyện giọng nói hay: Làm thế nào đây?
Trước khi đề cập đến vấn đề này, tôi muốn nói là giọng nói của mỗi người sinh ra đều khác nhau. Với đàn ông thì giọng càng trầm, sâu, hoặc ồm ồm càng masculine –> càng sexy trong mắt phụ nữ.
Còn giọng đàn ông mà the thé (hơi giống phụ nữ) sẽ không có được nhiều lợi thế khi đối diện với phái đẹp. Lúc này bạn cần phải tập luyện nhiều hơn.
Về cơ bản giọng nói của chúng ta cũng giống như một nhóm cơ khi tập Gym vậy, bạn càng tập luyện nhiều, nó càng được cải thiện nhiều.
7 cách luyện giọng nói hay của chuyên gia
1) Đọc bằng mồm là cách để có giọng nói hay
Đây là phương pháp cực kỳ tuyệt vời. Và nó có kết quả rõ rệt chỉ trong thời gian ngắn bạn áp dụng. Trước đây tôi thường sử dụng phương pháp này để học ngoại ngữ. Ttôi đã đi hết từ ngỡ ngàng này đến ngỡ ngàng khác khi nghe lại giọng nói của mình.
Nó… tốt hơn so với quá khứ rất rất rất nhiều lần!
Bạn có thể đọc báo, đọc sách, hay đọc bất cứ thứ gì mà mình thích để cải thiện giọng nói. Hãy cố gắng đọc như mình là biên tập viên đang phát thành trên truyền hình vậy.
Ngừng lại giữa các dấu phẩy và dấu chấm. Lướt nhanh qua những phần quan trọng. Cố gắng nhấn mạnh vào những cụm từ cảm thấy quan trọng. Sau cùng bạn cũng cần lưu ý phải lấy hơi trước khi đọc từng câu.
2) Lấy hơi từ bụng chứ không phải ngực
Tiếng Mỹ có câu: “Speaking from your balls” ám chỉ bạn nên lấy hơi thật sâu. Thậm chí còn vượt qua cả bụng tới “hạt cà” của bạn nữa. Đây cũng là nguyên tắc để giọng nói dày hơn và trầm hơn. Nhưng liệu bạn đã biết?
Tôi cá 70% bạn không biết.
Hít thở là cái việc mà chúng ta vẫn làm từ bé đến lớn, ngay cả khi đẩy tạ bạn cũng phải hít thở. Thậm chí cả khi “đẩy người” bạn cũng phải hít thở, nhưng làm đúng hay không lại là chuyện khác.
Giờ tôi muốn bạn hít một hơi thật sâu (theo cách bạn vẫn làm), giữ hơi vài giây và thở ra xem. Bạn có thấy 2 vai mình cao lên và thấp xuống không? Nếu có, đồng nghĩa với việc bạn hít thở SAI cách. Rất tiếc vì điều này.
Khi bạn hít thở, thứ duy nhất chuyển động chỉ là bụng mà thôi. Nếu những thứ khác cùng chuyển động. Có nghĩa là bạn đã làm sai cách.
Tại sao nó lại liên quan đến việc nói?
Có 2 lý do tác động chính.
- Thứ nhất, đó là cách bơm không khí vào phổi chuẩn xác nhất. Nó giúp bạn cảm thấy thoải mái và tự tin khi nói.
- Thứ hai, khi không khí được cung cấp đúng cách và đầy đủ. Cơ thể bạn sẽ cảm thấy thoải mái và không bị tác động nhiều từ sợ hãi hoặc bồn chồn.
Bạn có nghĩ trong phim khi sợ hãi phải hít thở sâu và chậm lại là chuyện bịa đặt? Tất nhiên là KHÔNG rồi. Nên nhớ cách luyện giọng nói hay, bạn phải lấy hơi từ bụng chứ không phải ngực.
3) Cách luyện giọng nói hay: Ghi âm và nghe lại
Tôi vẫn còn nhớ lần đầu tiên nghe lại giọng nói của mình. Haha phải nói là nó quá dở và khó chấp nhận. Nó không giống những gì tôi tưởng tượng trước đó. Thậm chí tôi còn không dám nghe hết cái bản ghi đó. Phải lấy hết can đảm tôi mới nghe trọn vẹn vào ngày hôm sau.
–> Đó là kỷ niệm khá đau buồn của tôi trước khi tìm hiểu cách để có giọng nói hay.
Nhưng sau khi nghe đi nghe lại vài lần, tôi cũng dần quen với cảm giác “ngượng ngịu” đó. Lúc này tôi lọc được điểm nào mình dở nhất? Chỗ nào cần cải thiện? Và mình có được những ưu điểm gì. Tôi ghi nó vào một cuốn sổ nhỏ rồi lưu ý những vấn đề này khi nói.
Giờ đây, tôi cảm thấy giọng nói của mình cũng ở mức “chấp nhận được”. Tuy nhiên tôi vẫn khao khát được rèn luyện. Đàn ông ai cũng muốn mang trong mình “sexy voice” đúng không? Tôi cũng giống như bạn mà thôi.
4) Điều chỉnh nhịp thở
Hơi thở cũng là yếu tố vô cùng quan trọng để bạn có thể cải thiện giọng nói của mình. Bạn phải điều chỉnh được nhịp thở trong lúc nói.
Chẳng hạn khi đang nói đến giữa câu mà bạn lại phải dừng lại để lấy hơi thì chắc chắn câu nói đó của bạn sẽ trở nên…vô giá trị.
Trong khi đó, nếu lấy hơi đủ sâu, bạn có thể điều chỉnh được độ cao thấp cũng như cảm xúc trong giọng nói của mình. Đó là lý do như đã nói ở trên, bạn cần phải lấy hơi từ bụng thay vì chỉ lấy hơi ở ngực. Tích trữ được càng nhiều hơi, bạn càng có hơi để điều chỉnh nhịp thở của mình.
5) Cảm xúc trong giọng nói
Tiếp đến, bạn cần phải điều chỉnh lại giọng nói của mình. Cái tôi muốn nói đến ở đây đó là “cảm xúc” khi nói.
Giọng nói khi tức giận của bạn thế nào?
Giọng nói khi bạn buồn nghe thế nào?
Giọng nói khi bạn vui vẻ thì nên thế nào?
Hay bạn chỉ sử dụng từ “default” cho tất cả trạng thái cảm xúc của mình?
Đây là yếu tố vô cùng quan trọng trong cách luyện giọng nói hay. Bạn hãy thử nói câu “Tôi sẽ thay đổi” theo 3 cảm xúc kể trên xem thế nào. Có gì khác biệt không?
6) Cách luyện giọng nói hay: Điều chỉnh mức độ cao thấp
Độ cao thấp của giọng là thứ rất dễ hình dung và cũng tương đối dễ trong việc điều chỉnh. Bây giờ hãy hít một hơi dài rồi nói đại loại 1 câu nào đó. Trong câu này bạn có thể đẩy cao giọng mình lên ở 1 vài từ, rồi lại xuống giọng ở những từ khác.
Nếu có thể, bạn nên kết hợp yếu tố này với việc đọc bằng mồm như đã nói ở ý 1. Trong những câu có từ quan trọng bạn nên đẩy cao giọng lên, còn hạ xuống ở những phân đoạn không quan trọng. Hoặc đẩy cao lên khi trong câu có dấu hỏi, v.v…
7) Nói rõ ràng
Rất nhiều người gặp phải lỗi này, tôi cũng vậy. Nguyên nhân chính hầu hết là do hơi thở như đã đề cập ở phía trên. Sau khi điều chỉnh nhịp thở, bạn có biết tôi làm gì để có thể nói rõ ràng hơn không?
Mỗi ngày khi trên giường một mình. Lúc này tôi nhìn trần nhà và tập nói vài câu, tất nhiên là ở tư thế nằm ngửa.
Đây là phương pháp tốt nhất để điều chỉnh giọng nói của bạn rõ ràng hơn (nếu trước đó nghe hơi bé hoặc không thoát được tiếng).
Thử tưởng tượng xem bố mẹ người yêu sẽ nhìn bạn thế nào nếu cứ lí nhí và không rõ ràng khi nói? Nếu là phụ huynh của cô ta, có lẽ tôi sẽ gửi cho bạn đường link tới bài này để bạn luyện giọng nói của mình rồi.
8) Cách để có giọng nói hay: Vừa nói vừa xả hơi
Đó là nguyên tắc để có thể nói lưu loát. Trước đây tôi thường hay vừa nói vừa “ngâm” hơi, bởi tôi nghĩ rằng có dự trữ sẽ tốt hơn, phòng khi hết hơi mà vẫn phải nói tiếp thì sợ không kịp.
Nhưng kỳ thực thì có gì phải vội đâu, cứ từ từ lấy hơi rồi nói tiếp có sao đâu?
Nhớ nhé, không nên giữ hơi làm gì cả. Hãy xả hơi trong lúc nói đến cuối câu rồi lại lấy hơi tiếp. Nếu hơi chưa vào bụng thì khoan hẵng nói, cứ nhìn xung quanh bằng ánh mắt ngơ ngác đã rồi tiếp tục lấy hơi và nói.
Khi đủ hơi rồi giọng nói của bạn sẽ có nhiều trọng lượng hơn đấy.
9) Nếu bị chê là “lẩm bẩm”?
Thực ra biệt danh này cũng không phải là chuyện hiếm nếu bạn nói không dứt khoát hoặc rõ ràng. Nhưng cũng may “tật” này cũng không phải khó chữa.
Bạn chỉ cần mở miệng to ra khi nói là tật này sẽ biến mất… một cách TỰ ĐỘNG.
Ngoài ra khi bạn mở miệng to, nhịp độ nói của bạn sẽ tự khắc chậm lại và rõ ràng hơn.
Tôi thường rất ngại mở miệng to khi nói, cảm giác cứ thấy xấu hổ và mất tự tin sao đó. Nhưng đó chỉ là những suy nghĩ thoáng qua trong đầu mà thôi.
Bởi tôi biết rằng nếu muốn luyện giọng nói hay thì mình phải thay đổi. Và rất may đó cũng là phương pháp CHUẨN và mang lại hiệu quả cho tôi sau đó ít lâu.
10) Ăn cắp cách nói của người khác
Nghe có vẻ kỳ cục, nhưng cách để luyện giọng nói hay. Đó là hãy chọn cho mình một người nói mà bạn cảm thấy ngưỡng mộ (tất nhiên là Việt Nam). Quan sát kỹ các cử động của họ và làm theo.
Trên thực tế đây là cách nhanh nhất để cải thiện giọng nói của bạn. Hãy convert các video copy được trên mạng và chuyển nó ra audio. Tiếp đến hãy nghe nó bằng điện thoại hoặc MP3 và để ý thật chi tiết.
Lúc đó bạn sẽ biết được bí quyết mà họ nói hay được như vậy. Một tổng thể lớn là sự kết hợp của nhiều chi tiết nhỏ.
Hỏi đáp cách luyện giọng nói hay?
Đọc bằng mồm là cách để có giọng nói hay. Bạn có thể đọc báo, sách hoặc bất cứ thứ gì mình thích để cải thiện giọng nói. Hãy cố gắng đọc như mình là biên tập viên đang phát thanh trên truyền hình.
Lấy hơi từ bụng chứ không phải từ ngực. Hít thở từ bụng giúp giọng nói dày hơn và trầm hơn. Điều này cũng giúp cung cấp không khí đúng cách và giúp cơ thể cảm thấy thoải mái và tự tin khi nói.
Ghi âm và nghe lại giọng nói giúp bạn nhận biết điểm yếu, cần cải thiện và ưu điểm của giọng nói. Bằng cách này, bạn có thể lưu ý và cải thiện giọng nói của mình.
Điều chỉnh nhịp thở giúp bạn điều chỉnh độ cao thấp cũng như cảm xúc trong giọng nói. Lấy hơi đủ sâu giúp bạn có hơi để điều chỉnh nhịp thở và cảm xúc khi nói.
Cảm xúc trong giọng nói giúp truyền đạt được tâm trạng và ý nghĩa của bạn khi nói. Điều này làm cho giọng nói trở nên sống động và thu hút người nghe.
Ngày mai em có phần thi hùng biện và giờ này vẫn đang bị khản tiếng, đau họng do thời tiết Hà Nội mấy ngày qua. Anh Lai H. Có cách gì chữa cháy cấp tốc không?
Hát karaoke ghi âm lại mới thật sự là thảm họa
Cả Thế Giới Nhưng cũng có âm thanh che bớt rồi Cả Thế Giới
Mỗi người đều có chất giọng riêng, nhưng những ngày đầu ghi âm lại đúng là khủng khiếp thật. I know this feeling man 🙂
Hồi trước em ghi âm giọng mình xong nghe lại cũng thấy thật kinh dị 😀 . Gặp thằng bạn ngồi gần nữa. Ui dào, tha hồ mà nó chọc quê. :v. Em cứ ngỡ giọng mình hay lắm chứ. Ghi âm lại mới biết thì ra cái chất giọng mình thường đi cua gái nó chua như "c*t mèo" vầy. :)) Sau này em có để ý đến việc cải thiện giọng mình nên nó cũng đỡ dần. Giờ em nhái giọng bác Ngạn để kể chuyện tào lao mà bọn bạn cũng bị hớp hồn luôn chứ còn giọng Tạ Biên Cương em chỉ thường dùng để bình luận chơi với mấy đứa bạn thôi. :))
Have a nice day Mr. Lai 😀
Làm sao để cải thiện vậy bạn, chứ giọng mình như vịt đực luôn.