Cách đây 5 năm nếu hỏi đam mê là gì, tôi sẽ trả lời bạn đó là trở nên xuất sắc trước phụ nữ.
Cách đây 7 năm cùng câu hỏi này internet sẽ là đáp án của tôi.
Còn nếu trước đó có lẽ câu trả lời sẽ chỉ là… TRANG GIẤY TRẮNG.
Tôi là một người hiểu tương đối rõ về bản thân mình. Người ta gọi đó là may mắn. Ngay từ bé tôi đã biết mình muốn gì? Mình khao khát thứ gì? Và thứ gì khiến mình chán, không hứng thú.
Tuy nhiên không phải ai cũng may mắn như vậy.
Linh, một cô em của tôi. Học 2 bằng đại học, tốt nghiệp loại giỏi và hiện làm spa. Một công việc chỉ cần tốt nghiệp trình độ phổ thông.
Phương, một người bạn của tôi. Cứ làm rồi bỏ, làm rồi bỏ. Vì thấy bản thân mình không hứng thú với công việc cũ.
Nam, một người em của tôi. Sau khi kinh doanh một thời gian dài. Cậu mới phát hiện ra đam mê của mình không thể kiếm ra tiền.
Nếu không phát hiện ra đam mê là gì? Bạn sẽ rất dễ rơi vào vòng xoáy của những người bạn tôi phía trên. Bạn sẽ dễ rơi vào hoàn cảnh: Đi đến cuối đường rồi mới biết mình đang lạc đường.
Đam mê là gì?
Nếu cách đây vài thập kỷ, hỏi ai đó về đam mê là gì? Có lẽ người ta sẽ đập vào tai bạn rằng: “Đam mê là thứ xa xỉ của kẻ nhà giàu nào đó.”
Đúng vậy, khi xưa chỉ những thứ gì đó xa xỉ như đồ cổ, xe cộ, tiền vàng ghê gớm gì đó mới là đam mê. Tuy nhiên, đó chỉ là câu chuyện của dĩ vãng.
Đam mê theo định nghĩa của wikipedia là cảm giác mong muốn, khát khao có được ai đó hay làm được gì đó, bị hấp dẫn bởi một sự vật, sự việc. Cụm từ đam mê, trong quá khứ, thường thấy trong việc miêu tả tình yêu và dục vọng, cùng với “ham muốn”. Tại thời điểm hiện tại, từ đam mê được dùng chủ yếu vào việc diễn tả một sự khao khát trong sự nghiệp.
Theo một cách dễ hiểu hơn. Đam mê có nghĩa là cái cảm giác bạn thực sự khát khao, có ham muốn cháy bỏng về một sự vật hay sự việc nào đó.
Vậy bạn đã hiểu đam mê là gì rồi đúng không? Hãy giúp tôi trả lời tiếp câu hỏi này nhé:
Nếu một người thích thứ gì đó liệu có được gọi là đam mê?
Ngắn gọn, Không. Tôi thích uống trà nhưng đó không thể là đam mê. Bạn thích lượn phố và nó cũng không thể nào gọi là đam mê được.
Đam mê phải theo kèm nhiều yếu tố khác nữa!
Cụ thể hơn, cảm xúc của bạn phải thay đổi khi mắt thấy hoặc tai nghe, bạn sẽ muốn say mê cùng nó quên thời gian, thậm chí là phát điên hoặc phát cuồng vì nó.
Ví dụ đam mê với đồ ăn. Cứ nhìn thấy các món ngon là bạn không kiềm chế được. Đam mê du lịch, chỉ chờ có cơ hội để được đi, v.v…
Một số người thì chọn cho mình công nghệ làm đam mê, có người gọi viết là đam mê, có người khao khát được nói và trình bày ý tưởng, hoặc cũng có người ưa đạp xe lượn lờ qua các con phố…
Đam mê có từ đâu?
Một trong những lý do mà tôi có thể nhận biết từ rất sớm đam mê có từ đâu là vì 1 trong 2 điều này.
1) Phát hiện ra đam mê vì tính tò mò cao
Nếu bạn có tính tò mò cao giống tôi, có lẽ hiện tại bạn cũng đã thực sự hiểu đam mê là gì rồi?
Đam mê bắt nguồn từ tò mò, những người tò mò sẽ muốn khám phá mọi thứ xung quanh.
Và mỗi khi họ chinh phục được thứ gì đó, họ lại vui sướng và tiếp tục tò mò sâu hơn. Cốt là để thỏa mãn cảm xúc bản thân.
Ví dụ từ bé tôi đã bị mê hoặc bởi tong đơ cắt tóc. Nếu không là Lai H. như hiện tại, có lẽ tôi đã làm một anh barber nào đó rồi.
Tôi từng cắt hỏng khoảng 5 cái đầu. Đứa em, đứa cháu, thằng bạn dũng cảm, chó của tôi, và dĩ nhiên tôi là nặng nhất với khoảng vài chục lần. Nhưng điều đó không khiến tôi nản chí. Tôi nhớ mình từng phấn khích thế nào khi cắt được kiểu đầu giống David Beckham. Đến bây giờ, tôi có thể thoải mái cắt được bất cứ kiểu tóc nào mà mình thích.
2) Khát khao thành công
Khát khao thành công cũng là cách để bạn phát hiện ra đam mê.
Tôi biết vài người trước kia nghèo kiết xác. Nhưng họ có đam mê mãnh liệt với tiền. Tôi không biết chính xác việc họ làm, nhưng giờ đây kết quả cũng khá hơn nhiều người.
Nếu bạn chịu dậy từ 5h sáng, thức đến khuya, gác bỏ mọi việc để làm thứ mình muốn làm một cách thường xuyên. Không phải hỏi đam mê là gì nữa đâu. Đó chính là đam mê của bạn.
Làm thế nào để biết được đam mê của mình là gì?
Làm thế nào để biết được đam mê của mình là gì? Dưới đây là một số cách phổ biến nhất.
Sở thích của bạn là gì?
Từ sở thích, bạn có thể tiếp nhiên liệu cho nó thành đam mê. Mà này, nhớ là sở thích lành mạnh nhé.
Khi xưa có thời gian tôi nghĩ rằng đam mê của mình là chất kích thích. Nhưng nếu tôi duy trì lối suy nghĩ này, có lẽ giờ tôi đang vật vờ đâu đó ngoài lề đường rồi.
Thế nên để biết thực sự đam mê là gì? Tôi muốn bạn chọn ra cho mình những thói quen tốt, hoặc những sở thích tốt. Chẳng hạn:
- Bạn có thích đọc sách không?
- Bạn có thích sưu tập thứ gì không?
- Có thích làm gì đó không?
Ví dụ tôi có một người bạn thích pha chế đồ uống, hiện nay cô ấy đã rất thành công trong việc quản lý quán cafe nho nhỏ của mình rồi.
Tôi thấy hiện nay có nhiều người thích chế truyện tranh, nếu bạn là một trong số đó tại sao không thử lập 1 website có chủ đề tương tự?
Bạn có muốn dành toàn bộ thời gian cho thứ gì đó không?
Cá nhân tôi khi thích cái gì đó, tôi sẽ dành hàng giờ để tham khảo thông tin về nó. Cảm giác càng đọc càng thấy kích thích và hứng thú. Thế là tôi cứ đọc mãi đọc mãi, đọc đến khi nào kiến thức không có gì mới nữa thì thôi.
Hoặc tôi cũng có thói quen khi thích bài hát nào là bật đi bật lại bài đó đến lúc chán. Tất nhiên vẫn phải xen lẫn một số bài hát khác chứ không thể nghe liên tiếp được. Còn bạn, thứ gì đang khiến bạn kích thích? Đó là cách phát hiện đam mê thực sự của bạn đó.
Bạn có giỏi thứ gì hơn người không?
Để biết được đam mê là gì? Tự hỏi bản thân xem mình có thứ gì giỏi hơn người không, hoặc có thứ gì đó “có khả năng” giỏi hơn người không?
Chẳng hạn khi phát triển Chính Em, tôi biết khả năng chinh phục của mình tốt hơn rất nhiều người. Vậy nên tôi mới có tiền đề để phát triển nó. Khi bạn giỏi thứ gì đó, thông thường đó cũng chính là đam mê của bạn.
Tuy nhiên cũng có thể chỉ là những thứ bạn “cảm thấy” mình có thể phát triển được và tiến xa hơn. Chẳng hạn như “giấc mơ trở thành barber”, hay “giấc mơ trở thành DJ” như ngày trẻ tôi hàng khao khát.
Đam mê của những người nổi tiếng là gì?
Leo Dicarpio đam mê diễn xuất từ bé. Anh ta có khao khát trở thành một diễn viên xuất sắc nổi tiếng khắp thế giới.
Donald Trump có tham vọng trở thành Tổng thống nước Mỹ. Có thể nói đó là đam mê của ông. Nhưng đam mê này chỉ thực sự được tiếp đà khi bị cựu Tổng thống Obama làm bẽ mặt trước đông người.
Bill Gates có đam mê làm ra hệ điều hành tốt nhất thời bấy giờ, sau này ông đã tạo ra Microsoft, một trong những công ty nghìn tỷ đô của Mỹ.
Và còn rất nhiều những câu chuyện đam mê khác. Tất cả những vĩ nhân trên thế giới này đa số đều có một thứ luôn khát khao và cháy bỏng trong người.
Là gì? Bạn tự hỏi.
Đó là đam mê. Họ biết chính xác đam mê của mình là gì và theo đuổi nó đến cùng.
Đam mê không phải là tất cả
Ngày bé tôi đam mê bóng đá, tôi hy vọng lớn lên sẽ là một tiền đạo cắm số 1 VN, hoặc ít nhất là của trường. Nhưng tiếc là tôi chỉ có chiều cao trung bình, thể lực yếu, cộng thêm năng khiếu có hạn. Sau này tôi mới hiểu rằng, bộ môn này có nhiều người phù hợp hơn mình.
Tôi cũng thích trở thành một họa sĩ tài ba. Có thể bán những bức tranh để đời. Mọi người tham quan phòng tranh của tôi sẽ trầm trồ xuýt xoa. Nhưng khi nhìn tranh của những đứa trẻ cùng lớp, tôi mới nhận ra đó chỉ là những suy nghĩ viển vông.
Sự thực thì đam mê không phải là tất cả. Nếu chạy theo những thứ không phải điểm mạnh của bản thân. Bạn vẫn có thể gặt hái được kết quả. Nhưng kết quả to lớn thì KHÔNG!
Tôi nghĩ tới đây bạn có thể tạm kết luận: Nếu muốn chạy theo đam mê, trước hết bạn phải biết cách lựa chọn đam mê.
Dù lựa chọn đúng đam mê là gì rồi, nó cũng không phải là tất cả
Nhớ nhé, lựa chọn đúng đam mê là yếu tố tiên quyết số 1. Chứ nhiều người vì đam mê thuốc lắc, cần sa. Vậy là theo tiếng gọi đam mê mà buôn bán, thì chắc hẳn đam mê sẽ chỉ dẫn bạn lên đồi cuốc đất, hay ở phòng đan cót mà thôi.
Ấy thế mà kể cả chọn đúng đam mê để phát triển thì nó cũng KHÔNG PHẢI LÀ TẤT CẢ. Để tôi cho bạn biết tại sao.
Đam mê giúp bạn có năng lượng để bắt đầu, nhưng sẽ nhanh chóng biến mất
Đam mê chỉ đơn thuần là một loại cảm xúc (Tham khảo đam mê là gì?). Tương tự như khi bạn mê một cô gái, nhưng sau một thời gian có thể bạn mê cô khác. Vậy là đam mê sẽ chả nói gì và biến mất.
Khi xưa tôi có đam mê học tiếng Anh. Nhưng chỉ sau 3 tháng, đam mê biến mất. Muốn tiếp tục học, tôi phải chăm chỉ hơn.
Lúc mới viết blog, tôi đam mê đến nỗi quên ăn quên ngủ. Nhưng chỉ vài tháng làm việc với niềm tin, tôi hiểu rằng mình phải thay đổi cách thức để phát triển.
Cho dù bạn đang phát triển bất cứ loại hình công việc nào cũng vậy. Đam mê là một trong những nhân tố quan trọng. Nó giúp năng lượng của bạn luôn luôn ở trạng thái cao nhất. Thế nhưng đam mê có hạn sử dụng, bạn tốt nhất phải biết mình sẽ làm gì tiếp theo.
Nghiêm túc với bản thân mới là nhân tố giúp bạn đi tiếp
Khi làm bất cứ thứ gì, bạn cũng cần nghiêm túc với bản thân, nghiêm túc với việc mình làm và phát triển.
Bỏ việc đi, chạy theo đam mê và trở thành triệu phú đô la. Đó là lời khuyên phù phiếm nhất mà bạn sẽ nghe được. Đam mê không bao giờ giúp bạn trở nên giàu có. Chỉ có sự nghiêm túc mới giúp bạn có được điều đó.
Thế nên, trước khi chạy theo đam mê. Hãy tính toán xem bạn có thể chăm chỉ và nỗ lực trong một thời gian dài? Đường dài mới biết ngựa hay. Chả phải ông bà ta vẫn nói vậy hay sao?
Kết quả sẽ giúp bạn tạo ra đam mê
Qua tất cả những điều trên, chả lẽ tôi chỉ đang chứng minh công việc mình làm là buồn chán và tẻ nhạt hay sao?
Không. Tôi sống với đam mê đủ lâu. Để có thể hiểu cách tạo ra đam mê hàng ngày cho mình.
Trên thực tế, kết quả tốt sẽ giúp bạn tạo ra đam mê. Mặc dù đam mê đó không quá lớn, nhưng nó đủ để giúp bạn có thể duy trì công việc mình đang làm.
Lấy việc viết bài là một ví dụ. Mỗi chủ đề tôi đều nhìn vào và tự hỏi, “Liệu mình đã khai thác hết góc cạnh của chủ đề này chưa?”, “Liệu bài viết này đã khiến tôi cảm thấy thỏa mãn chưa?”, “Liệu mình đã viết hết ý trong bài viết này chưa?”
Vậy là tôi cứ mải mê tìm kiếm. Tôi thỏa mãn và lấp đầy bản thân bởi những ý tưởng cũ và mới. Điều thú vị là càng làm như vậy, tôi càng cảm thấy mình có hứng thú nhiều hơn. Đam mê cũng từ đó mà xuất hiện. Nó giúp tôi bước tiếp trong một thời gian dài.
Đó là sự thực về đam mê mà tôi muốn tiết lộ cho bạn trong bài viết này. Bật mí thêm, xuất sắc trong công việc mình làm cũng là cách giúp bạn duy trì đam mê trong thời gian dài.
Có nên bỏ việc khi biết đam mê là gì rồi không?
Nên nếu biết cách phát triển đam mê của mình
Đam mê cũng tương tự thu hút, nó chỉ là một loại cảm xúc. Mà đã là cảm xúc, nó có thể đến rồi đi, nó có thể tồn tại hay biến mất. Tất cả phụ thuộc rất nhiều vào bạn.
Ví dụ khi xưa tôi là người thích viết, tôi có thể viết ở bất kỳ đâu, viết về bất cứ chủ đề gì, chỉ cần có hứng là viết.
Tuy nhiên sau khi viết nhiều, khi công việc này trở thành thứ gì đó quen thuộc, đặc biệt khi những câu chữ trở nên công nghiệp và nhàm chán, tôi bắt đầu cảm thấy muốn từ bỏ. Đó hoàn toàn là chuyện dễ hiểu, và nó cũng linh ứng với tất cả các loại đam mê khác mà bạn biết.
Để tránh đam mê viết của mình chết yểu, tôi tìm đến blog. Thay vì viết một cách công nghiệp, tôi có thể chia sẻ hiểu biết của mình theo cách mới, tôi còn có thể chia sẻ được cả cảm xúc và thậm chí là những chuyện riêng tư khi viết.
Điều đó thật tuyệt vời!
Tôi còn phát triển nó lên tầm cao mới khi hướng đam mê của mình tới việc TẠO NỘI DUNG (bằng nhiều hình thức khác nhau) thay vì chỉ ngồi gõ chữ.
Hỏi xem đam mê là gì? Có bán được không?
Đây là mấu chốt quan trọng nhất của vấn đề. Bạn có thể vẽ bức tranh “khỉ ăn chuối” đẹp nhất thế giới, thậm chí đẹp nhất hành tinh này. Nhưng nếu không ai có nhu cầu, bức hoạ đó sẽ vô giá trị. Hay bạn nghĩ mình là Picasso?
Thực tế nếu muốn sống bằng đam mê, tất yếu đam mê của bạn phải hái ra tiền. Thậm chí là RẤT NHIỀU TIỀN. Ví dụ lương bạn 5 triệu/tháng thì trong 60 năm bạn kiếm được 3,6 tỷ. Như vậy bạn phải kiếm được tương đương số tiền đó với đam mê của mình, hoặc ít nhất là một phần để đầu tư cho những đam mê sinh lời khác.
Có tài chính và kiên nhẫn để theo đuổi ít nhất 1 năm
Trên thực tế rất ít đam mê nào có thể giúp bạn sinh lời trong 1 năm. Trung bình nó phải mất từ 2-3 năm để bạn có được những trái ngọt đầu tiên. Trong 2-3 năm đó, bạn sẽ phải sống gò bó, tập trung nhiều cho công việc, áp lực từ mọi thứ, và luôn trong trạng thái rỗng túi.
Tuy nhiên bạn vẫn phải tự nuôi sống mình trong suốt thời gian đó. Ai là người bỏ thức ăn vào đĩa? Ai là người bỏ đĩa lên bàn? Không ai khác, đó chính là bạn. Đầu tiên bạn phải kiếm đủ tiền để sinh nhai, sau đó bạn mới có thể theo đuổi đam mê và phát triển nó được.
Ngoài ra bạn cũng phải rất kiên nhẫn. Mới đầu theo đuổi đam mê thì ai cũng chăm chỉ, ai cũng khao khát. Nhưng lâu dần khi kết quả chưa tới, khi khó khăn chồng chật, hoặc tệ hơn là khi bụng réo, bạn sẽ cảm thấy mọi thứ thật tệ.
Vậy nên hãy chuẩn bị tài chính trước khi theo đuổi đam mê.
Bạn không nên bỏ việc theo đuổi đam mê khi nào?
Bạn không phải người độc lập trong công việc
Tự do bên ngoài nghe có vẻ hay ho, nhưng nếu bạn không phải người độc lập trong công việc. Bạn thường xuyên chờ lệnh cấp trên, đợi họ chỉ thị công việc rồi mới bắt tay vào làm thì đó sẽ là một điểm trừ. Bởi nếu ra ngoài bạn sẽ phải làm cu li từ A-Z, không ai sai bảo, không ai chỉ dẫn. Nếu không biết, Google is your friend.
Bạn chưa bị nó ám ảnh
Nếu chỉ nghĩ đến việc theo đuổi đam mê như một sự lựa chọn, chắc chắn nó chưa khiến bạn đủ khao khát.
Đừng “đứng núi này trông núi khác.” Đỉnh của đam mê khởi điểm chỉ là mặt đất. Nó cao hay thấp là do bạn phát triển và xây dựng. Nếu chưa bị nó ám ảnh, chưa bị nó chi phối, tốt nhất đừng lựa chọn khó khăn.
Bạn chưa nghiên cứu thị trường
Đối tượng mà bạn muốn hướng tới là ai? Giới tính gì? Độ tuổi bao nhiêu? Trình độ học vấn thế nào? Sở thích ra sao? Rồi đối thủ của bạn là những ai? Họ đang ở vị trí nào? Tiềm lực tài chính đến đâu, v.v…
Thị trường là thứ bạn phải nghiên cứu vô cùng kỹ lưỡng. Công ty Vinamilk tiết lộ một ngày họ chi hết 5 tỷ tiền quảng cáo. Vậy thử hỏi nếu họ nhắm không đúng thị trường thì thiệt hại mỗi năm sẽ lớn cỡ nào nhỉ? Nghìn tỷ là bao nhiêu chữ số 0?
Để bán hàng hay làm bất cứ thứ gì cũng vậy, bạn cần phải nghiên cứu kỹ thị trường của mình và phát triển nó tốt nhất có thể. Ngược lại, nếu “nghiên cứu thị trường” là cụm từ mà bạn chưa từng quan tâm thì tôi khuyên bạn nên tiếp tục công việc hiện tại đang làm.
Hỏi đáp liên quan tới đam mê là gì?
Đam mê là cảm giác khao khát mãnh liệt và sự hấp dẫn đối với một sự vật hoặc sự việc cụ thể.
Đam mê có thể bắt nguồn từ sự tò mò hoặc mong muốn thành công, những người tò mò sẽ muốn khám phá và chinh phục mọi thứ xung quanh.
Bạn có thể nhận ra đam mê của mình qua sở thích cá nhân, khả năng vượt trội và những điều khiến bạn phấn khích, hứng thú.
Nên nếu biết cách phát triển đam mê của mình, điều quan trọng là có tài chính và kiên nhẫn để theo đuổi đam mê.
Nếu không độc lập trong công việc, chưa bị đam mê ám ảnh hoặc chưa nghiên cứu thị trường kỹ lưỡng.
Có 2 kiểu đam mê. Một là đam mê hài hòa. Đó là những thứ sở thích của bạn, những thứ khiến bạn hào hứng. Kiểu số 2 là đam mê theo dạng ám ảnh. Khi phát hiện ra đam mê, bạn sẽ rơi vào tình trạng muốn chạy theo nó.
Không, đa số đều không biết đam mê của mình là gì. Họ chỉ làm theo những gì được dạy dỗ và chỉ bảo. Họ không thực sự biết đam mê của mình.
Nếu theo đuổi thứ gì đó ít hứng thú, bạn rất dễ bỏ cuộc. Nhưng nếu có đam mê, khả năng chịu đựng và vượt nghịch cảnh của bạn sẽ tốt hơn. Nó giúp bạn theo đuổi đến cùng thứ mình muốn.
Kết luận
Như vậy là chúng ta đã cùng tìm hiểu đam mê là gì? Nội dung bài viết cũng là cách mà tôi và rất nhiều người trên thế giới này tìm ra đam mê là gì và sống với đam mê của chính mình.
Nếu bạn có phương pháp nào thú vị, hãy chia sẻ kinh nghiệm bên dưới để mọi người cùng đọc. Đừng ngại chia sẻ, chẳng ai đánh thuế ý tưởng của bạn đâu.
Your friend,
Lai H.
Đầu tiên, em mong anh đặt chế độ noti qua email. Anh rep em chẳng biết đâu mà đọc. Vì em có khi comment nhiều bài một lúc.
Về đam mê, em định nghĩa thế này: Đó là cái mà ta yêu thích, yêu thích cả những cái xấu, cái khó, cái khổ của nó. Yêu là yêu cả những cái xấu. Vì vậy nên thử, nên khám phá trước khi dồn hết tất cả để theo đuổi nó. Thực sự rất giống việc chọn một cô gái để yêu lâu dài, thậm chí là lấy làm vợ để yêu suốt đời. Phải thử, phải trải nghiệm cái chúng ta thích, phải ngã thật đau đớn vì cái chúng ta thích. Nếu sau cú ngã ấy, ta vẫn thấy nó đẹp, thậm chí còn đẹp hơn lúc trước, ta còn thích nó hơn lúc trước, khi đó, đừng nghĩ ngợi gì nữa, đạp bỏ hết rào cản để đến với nó đi.
Em thích pha chế đồ uống, thích nấu ăn. Gia đình em là một gia đình trí thức, cán bộ nên vẫn giữ cái suy nghĩ hậu bao cấp: trọng trí thức, phân biệt rạch ròi giữa việc tay chân và trí tuệ. Mấy việc kia họ coi là việc tay chân, khinh nó, luôn muốn con mình làm cái gì “trí thức” văn phòng. Trước sự phản đối quyết liệt, em vẫn đi học bartender, rồi đi làm thêm bartender bên cạnh việc học ĐH. Em may mắn được nhận vào quán em mơ ước. Đi làm, em nhận ra giấc mơ ấy không màu hồng như mình mơ, nó có rất nhiều mảng đen. Áp lực từ công việc, từ quản lý, về nhà áp lực từ gia đình. Quản lý muốn đuổi việc em, gia đình muốn em nghỉ việc. Áp lực 2 chiều em bị bóp nghẹt ở giữa. Em vẫn ko bh quên khoảng thời gian tháng thứ 2 đi làm, em bị chuyển xuống đứng cửa thay vì bartender. 5h em đi học về, 6h phải có mặt ở chỗ làm. 7km, giờ tan tầm Hà Nội, đói meo, hôm đc thì vội mua hộp cơm, hôm muộn thì mua tạm bánh ruốc. Nguyên tắc 6h phải bắt đầu vào công việc, ko đc ăn trong quán. Ăn vội, giấu quản lý, vội vội vàng vàng chạy xuống: Đứng cửa. Đều như vắt chanh. Một đứa sinh ra trong gia đình trí thức, cũng khá giả. Em rất sợ ai đó em quen đến quán em mà bắt gặp em như thế! Về nhà thì bị chửi, em đã khóc một mình. Đứng cửa, em chỉ thèm được về bar rửa ly, thèm rửa ly lắm. 1 tháng sau em được quay về bar tuy vẫn thỉnh thoảng phải đứng cửa. Em đã sung sướng như thế nào khi đc rửa ly, và cũng đã ko ngại đứng cửa nữa. Yêu thích cả những nỗi đau, cả những việc mình trước đây không thích. Em thấy em đam mê công việc này.
Nay em đã nghỉ cv ở quán để tập trung học nốt tài chính. Sau khi học xong, em muốn vào Nam tiếp tục làm cv rửa ly, tất nhiên là vẫn sẽ dùng kiến thức tài chính kiếm tiền trang trải, tích cóp. Em mơ có một quán bar thiên đường, nơi khách hàng là thượng đế mà nhân viên phải được là thiên sứ. Một nơi dành người đi 1 mình. Người Việt Nam hay ngại đi 1 mình. Ng ta đi 1 mình vì 2 lý do: Muốn một mình và muốn kết giao. Em mơ về chốn thiên đường đó.”Muốn làm quản lý giỏi, phải có 10000 giờ làm tất cả việc lặt vặt”. Em đã thấy hình ảnh quản lý cũ của em như thế, ông ta làm chăm hơn bất kì nhân viên nào. Em nể ông ta cho dù ko có nhiều kỉ niệm đẹp.
Vâng, em sẽ theo đuổi và chấp nhận ngã đau.
Cảm ơn câu chuyện và chia sẻ của em. Nó thực sự rất ý nghĩa, không chỉ với anh mà cho tất cả những ai đọc được.
P.S: Nếu muốn nhận thông báo em có thể comment bằng fb.
Em comment nhiều blog em thấy họ có chế độ thông báo mà. Anh thử tìm hiểu rồi add vào trang web xem
Cảm ơn câu chuyện của Giang Gy! Nó thực sự hữu ích cho mọi người.
Nhớ email thông báo; khi có quán Bar!
Không liên quan nhưng lâu k đọc chinhem là ra đường lại cư xử kém hẳn với phụ nữ 🙁
Mỗi ngày vào đọc 1, 2 là có động lực ngay thôi 🙂
Theo em nghĩ thì em là một người tò mò. Vì tò mò máy tính nên e đi theo ngành cntt. Ấy thế mà vô học cao đẳng e chẳng còn chút tò mò với nó cả.
Cái gì e cũng tò mò nhưng hào hứng một vài hôm lại quên bẽn đi mất.
Có những lúc tự tin e nghĩ mình có thể kéo tất cả con gái về phía mình nhưng nó chỉ dừng lại ở mức chọc. Em chưa tìm ra cách để những cô gái ấy yêu mình. Chưa mạnh dạn rủ gái đi chơi vì sợ ăn mì gói. Kaka. Chắc sắp tới em phải liều thôi.
Dạo này em bị mất phương hướng và đa số ở phòng trọ. Thật xấu hổ về điều đó nhưng ghi ra những dòng này em cảm thấy phấn chấn hơn nhiều rồi.
Chúc anh Lai H sẽ thành công hơn trong cuộc sống nhé!
Nếu muốn viết thì đừng ngại chia sẻ để mọi người cùng đọc nhé em.
e muốn đc chơi game và muốn đc đứng đ VN mình vậy có đc gọi là đam mê ko a L ? 🙂
Đam mê thì có cái là nhất thời có cái lâu dài có cái mãi mãi. Em cần phải xác định đó có phải là đam mê nhất thời của mình không? Nếu có thì bỏ đi. Nếu xác định lâu dài hoặc mãi mãi em phải thật sự nghiêm túc với nó. Bởi không có cái gì dễ dàng cả. Muốn đạt được mục đích cuối cùng luôn luôn đòi hỏi em phải nỗ lực và cố gắng không ngừng. Ngoài ra nếu chọn đam mê là game thì em phải đối mặt với rất nhiều áp lực từ phía gia đình và xã hội. Thế nên hãy suy nghĩ kỹ trước khi hành động.
cám ơn a 🙂
E nhìn thấy a một lần.vô tình thôi.ở trên facebook a Lai H ạ
Ủa sao em biết đó là mặt anh. Anh cũng không active Facebook nhiều lắm đâu. Chỉ sử dụng cho một số việc nhất định hehe
Thực ra là lúc đo e ko biết đấy là anh đâu.cái tên Quyền AP của e, chữ AP cũng có nghĩa là Alpha.lúc đó e nhìn thấy a e cũng chỉ ngĩ là ” ơ ô nào lại có cái tên giống mình thế này”chứ ko nghĩ đó là a.từ ngày đọc chinhem 1 thang nay thì e mới biết tên a và khẳng định đấy là a.và e thật sự hơi bất ngờ về tuổi đời của a.quá trẻ so với quy định :)) . Chúc gia đình a Lai H hạnh phúc nhoé
Haha, ok thanks em. Mặt anh đúng là có trẻ hơn so với tuổi đời rất nhiều. Sắp tới mọi thứ sẽ theo trạng thái mở hơn, Stay tuned!!!
Haha, ok thanks em. Mặt anh đúng là có trẻ hơn so với tuổi đời rất nhiều. Sắp tới mọi thứ sẽ theo trạng thái mở hơn, Stay tuned!!!