Tổn Thương Tâm Lý: Biến Đau Đớn Thành Động Lực Thành Công


Hy vọng bạn thích chủ đề này. Với mỗi chủ đề tôi đều cố gắng khai thác nội dung sâu nhất có thể.

Nếu mua sách hay khóa học lần đầu Lai H. tặng bạn mã NEW5 để được giảm thêm 5% nhé.


Ngay lúc này, hãy chấp nhận một sự thật: Gen Z là một thế hệ dễ tổn thương tâm lý. Bất kể giới tính là trai hay gái.
Bài viết cùng chủ đề
(Khóa học online học mọi lúc mọi nơi)

Ngay lúc này, hãy chấp nhận một sự thật: Gen Z là một thế hệ dễ tổn thương tâm lý. Bất kể giới tính là trai hay gái.

Bạn có biết ở thế hệ bọn tôi, một thằng con trai mà suốt ngày sợ tổn thương thì gọi là gì không? Từ này bây giờ chắc không còn được dùng nhiều. Nhưng ngày xưa những người như vậy hay được gọi là: Thằng Ái, ám chỉ con trai nhưng tâm hồn mong manh dễ vỡ.

Nhưng xuất phát điểm của bọn tôi khác. Còn xuất phát điểm của gen z khác nên không so sánh được. Cũng giống như thế hệ bọn tôi không so sánh được với thế hệ 7x đầu 8x. Thời đấy là sinh viên đi học không có gì để ăn. Còn thời bọn tôi là thời ăn thì không thiếu. Chỉ là ăn ngon thì oéo có tiền thôi.

Tôi nhớ hồi sinh viên có lần ăn được bữa ốc. Có gì đâu, mấy cái nem chua rán, bát ốc với bát ngao. Chắc tầm 200 300 nghìn gì đấy. Tôi thề ăn xong bữa đấy nó sướng, thấy nó sang hết cả thằng người bảo khi nào có tiền ăn tiếp. Xong loanh quanh thật sự phải sang cả năm sau thì mới có tiền ăn tiếp.

ton thuong tam ly

Tôi nhận ra chính mình cũng chịu khổ kém đi

Ngày xưa tôi chịu nóng giỏi lắm. Nhà có điều hòa đâu, thế nên chịu nóng từ bé quen rồi. Nhiều khi mất điện đổ mẹ nước xuống sàn, rồi thế mà cũng ngủ được. Thế mà giờ hơi nóng tý cũng kêu trời kêu đất, oéo chịu được.

Lúc còn bé nhà tôi cũng không có bình nóng lạnh. Có mỗi cái ấm nước, vừa đun nước uống vừa đun nước tắm luôn. Mà lúc đấy còn trẻ con, lười bỏ mẹ, trời mùa đông 8 9 độ c. Xả nước lạnh ra cái chậu, lấy gáo dội bùm bùm, xong đổ cả chậu vào người thế là xong.

Ấy thế mà bây giờ mùa hè 40 độ cũng phải có nước nóng để tắm. Thế mới tài.

Thế nên bằng chứng nhé. Vẫn là 1 thằng là tôi nhưng cái khả năng chịu khổ của mình nó đã kém đi rất nhiều rồi. Thế nên thế hệ Gen Z người ta chịu khổ kém đi cũng là điều dễ hiểu. Bởi vì vấn đề tổn thương tâm lý ở đây không phải là yếu tố con người. Vấn đề ở đây đó chính là do môi trường. 

Tổn thương tâm lý từ thời kỳ tươi đẹp

ton thuong tam ly chuan

Gen Z sẽ dễ bị tổn thương tâm lý hơn so với các thế hệ trước.

Bởi gen j sinh ra ở thời kỳ tươi đẹp. Cộng thêm văn hóa của cha mẹ VN thường là phần khổ chịu hết về mình, mong sao cuộc sống con nhẹ nhàng để phấn đấu bằng bạn bằng bè. Thế nên về cơ bản là cuộc sống nhẹ nhàng hơn rất nhiều.

Có người em Gen Z khi nói chuyện, thì mặc dù bố mẹ là nông dân chính hiệu, nhưng em này không biết làm gì cả. Bởi vì bố mẹ không cho làm, chỉ có hướng là mày cố gắng mà học sau này chọn công việc nhẹ nhàng mà làm. Chuyện này gần như không bao giờ xảy ra ở những thế hệ trước đó.

Ở thế hệ trước đó á? Không những vừa biết gặt lúa, trồng ngô canh tác. Mà còn phải kiêm luôn cả trông em và nấu cơm nữa cơ.

Tổn thương tâm lý từ mạng xã hội

ton thuong tam ly

Thế hệ gen z mặc dù sinh ra trong thời kỳ tươi đẹp nhưng phải chịu áp lực lớn từ mạng xã hội. Thời của bọn tôi mạng xã hội chỉ dừng lại ở việc khoe tiền, khoe thành công qua vài bức ảnh. Hết!!

Mà nói thật, có một thời gian tôi nhìn tôi cũng oéo chịu được xong xóa mẹ Facebook luôn. Chứ như thời bây giờ content đã lên một tầm khác rồi. Gọi là tất cả các góc cạnh của cái sự khoe mẽ, đố kỵ, thậm chí là ảo tưởng thì người ta đã nghiên cứu làm content hết rồi. 

Phải nói thời đại bây giờ nó khác thật. Ngày xưa bọn tôi làm là hay có tư duy là mình làm được gì ngoài đời thì mình sẽ mang lên mạng những gì mình làm được CÀNG THỰC TẾ CÀNG TỐT. Nó giống như kiểu là chứng minh khả năng. Chứ bảo không biết cái gì mà lập ra website dạy người khác tán gái, chinh phục, duy trì tình cảm. Chắc chỉ có bây giờ mới nghĩa ra.

Thực tế mạng xã hội bây giờ bốc phét quá nhiều. Làm được 1 toàn nói 100, không làm được cũng nói. Xong lâu dần thằng nói phét ít thấy thiệt nên cứ thế nói phét nhiều lên. Nó kiếm được 20 triệu 1 tháng nó đã nổ lên 500 triệu, thì mình kiếm được 50 triệu 1 tháng thì phải nổ lên 1 tỷ 2 tỷ nó mới xứng đáng chứ.

Còn ai mà không bốc phét được gì, mà chỉ ngồi xem người ta bốc phét thì trầm cảm, tổn thương tâm lý. Phải đi chữa lành.

Tham khảo: Lạnh lùng là gì? Cách Trở nên Lạnh Lùng và Dứt Khoát?

Trên 30 tuổi thì chả ai quan tâm bạn là gen nào?

Một cái thử thách tiếp theo nữa mà gen z sẽ phải đối mặt đó là khả năng hòa nhập. Bởi vì khi bạn bước sang ngưỡng 30, chả ai quan tâm đến bạn gen nào cả. Bởi khi bạn còn trẻ, cái bản tính con người của bạn nó có rồi, hình thành rồi, nhưng chưa rõ nét. Thế nên người ta sẽ đánh giá theo số đông là gen này gen kia.

Còn khi bạn đến tầm 30. Lúc này lớn rồi, tính cách hình thành hết rồi. Nên lúc đấy người ta chỉ đánh giá cá nhân thôi chứ không gen này gen kia nữa. Mà cá nhân thì sao? Lúc đấy bạn sẽ phải hòa nhập thôi. Cuộc sống giờ công bằng rồi. 7x 8x 9x phải chịu khó khăn, vất vả, lo lắng gì trong cuộc sống này thì bạn cũng phải chịu những thứ y hệt thôi.

Vòng xoay gia đình, rồi cơm áo gạo tiền, rồi sinh lão bệnh tử, bố mẹ ốm, người này mất người kia mất nó không khác được. Nó là quy luật cuộc sống rồi. Vậy nên đó cũng là một thử thách lớn để bạn bắt buộc phải mạnh mẽ hơn.

Tham khảo: Real man là gì? Đàn ông alpha là gì? Mục đích đàn ông trong đời?

Áp dụng chủ nghĩa khắc kỷ để tránh tổn thương tâm lý

Để tránh tổn thương tâm lý, hãy áp dụng bài học của chủ nghĩa khắc kỷ, đó là thi thoảng hãy đối xử thiếu thốn với bản thân. Đừng tắm trong hưởng thụ khoái lạc, mà đôi khi hãy khiến bản thân phải khổ hạnh. Có như vậy, bạn mới trân trọng những gì mình đang có.

Tôi nghĩ quy tắc này rất hay và tôi cũng thường xuyên sử dụng. Ví dụ như hôm qua khi tập tạ tôi tăng mức tạ lên 20% so với bình thường. Bởi vì đã từ rất lâu rồi tôi tập thấy nhàn quá, không thấy mệt hay mất sức nhiều. Nên tăng độ khó để thử thách mình thôi. Mặc dù là tay hơi đau tý, nhưng mà sướng.

Hoặc cứ có áp lực hay stress trong người thì tôi chống đẩy. Cứ stress chống đẩy 30 cái. Vẫn stress chống đẩy tiếp 30 cái. Khi cơ thể bạn mệt nhoài. Mặc dù mệt nhưng trong đầu bạn sẽ tiết ra endorphine. Nó tạo ra cho bạn cái cảm giác vừa mệt vừa sướng. Thì khi endorphine nó tiết đủ ra thì những thứ âu lo, stress nó sẽ tan biến thôi.

“Giai đoạn khó khăn tạo ra người mạnh mẽ. Người mạnh mẽ tạo ra giai đoạn tốt đẹp. Nhưng giai đoạn tốt đẹp lại tạo ra những người yếu đuối.”

Trong trường hợp tổn thương muốn khóc thì sao?

Khóc có thể là trò hề với một số người. Nhưng với một số người, đó là việc hoàn toàn tự nhiên của con người. “Even thugs cry”, 2Pac mô tả những giọt nước mắt rơi khi tất cả chiến hữu của mình quay lưng bỏ rơi chỉ vì một chữ… cocaine!

Cũng có nhiều người nói như này: Đàn ông khóc, đó là cách thể hiện sự mạnh mẽ ở tầng cao nhất. Bởi vì họ không che dấu cảm xúc thật của mình. Họ không sợ phải cho người khác biết mình khóc. Họ không quan tâm tới người khác nghĩ gì về mình.

Trong một thống kê số người tự tử năm 2017 tại Mỹ, có tới hơn 70% số người tự tử là đàn ông. Họ cho rằng bởi vì đàn ông che dấu cảm xúc, không dám khóc, không chia sẻ được với ai. Thế nên tỷ lệ tự tử thống trị!

Khi nào thì nên khóc?

Tổn thương tâm lý vì vừa trải qua mất mát khó chấp nhận

dan ong khoc

Được tin bố đang bệnh nặng, bạn tức tốc ra thẳng sân bay Tân Sơn Nhất để bay về Hà Nội. Vừa hạ cánh, bạn hay tin bố qua đời. Vậy là bạn sẽ chả bao giờ nhìn thấy bố lúc còn sống. Không kịp nghe lời dặn dò. Không còn được nghe giọng bố. Không còn…

Trong trường hợp này bạn biết làm gì ngoài khóc tu tu như một đứa trẻ? Bạn không quan tâm mình đang ở trên máy bay hay sa mạc. Cho dù bên cạnh có 1 người hay 1000 người thì lúc đó với bạn cũng chỉ như nhau mà thôi.

Hoặc bạn nuôi một con chó, con mèo lâu năm. Một phần mấy đời bạn gắn liền với cả cuộc đời nó. Cả 2 có biết bao kỷ niệm, bao nhiêu sự tin tưởng, hoặc thậm chí là biết ơn lẫn nhau. Nhưng giờ đây nó qua đời. Bạn thực sự đau buồn vì mất đi chiến hữu, một chiến hữu thực sự!

Hoặc khi chứng kiến bạn bè, anh, chị em nào đó không may qua đời khi tuổi còn rất trẻ. Tiếc thương cho những con người đó, thế nên sau cùng bạn khóc!

Tổn thương tâm lý khi cảm xúc của bạn bị dồn nén

Đàn ông bị ức chế cảm xúc cũng nhiều. Chúng ta ít chia sẻ chuyện cá nhân như chị em phụ nữ. Gần nhà tôi có 2 người bạn tối nào cũng ngồi cà phê với nhau. Nhưng cà phê mang ra rồi thì mỗi người cầm một cái điện thoại và chả nói với nhau câu nào.

Ức chế cảm xúc là chuyện thường. Nhưng khi ức chế bị dồn nén thì những xúc động có thể vỡ òa bất cứ lúc nào.

Hãy liên tưởng tới các cầu thủ bóng đá. Bước vào trận chung kết, có 11 người thì 11 người đều mơ về chiếc cúp vàng mang về. Họ cố gắng, họ nỗ lực, họ đổ mồ hôi, nén đi những vết đau để cố gắng thi đấu. Nhưng rồi chả thể được. Họ thua trận còn cúp vàng thì đối thủ vui sướng mang về.

Đàn ông khóc lúc này cũng là lẽ thường tình. Kẻ khóc người cười, đó là diễn biến chung của tất cả các trận chung kết. Qua bao nhiêu thế hệ, biết bao nhiêu con người, biết bao nhiêu thay đổi thì mọi thứ vẫn vậy. Đàn ông cũng là con người. Họ cũng có cảm xúc thực sự!

Vậy khi nào đàn ông không nên khóc?

Đừng khóc trước mặt phụ nữ

Một số phụ nữ có thể thấy hay. Bởi họ cảm thấy mình quan trọng và có gì đó thiêng liêng thì bạn mới dám khóc trước mặt họ như vậy.

Hoặc một số thích che chở, chẳng hạn như phụ nữ mạnh mẽ thì lại có dịp được bạn ngả vào lòng và vỗ về.

Nhưng sự thật thì… Đừng bao giờ, đừng bao giờ, và đừng bao giờ khóc trước mặt phụ nữ. Đó là biểu hiện của sự yếu đuối và nhu nhược. Trong giây phút đó, họ có thể cảm thấy đồng cảm. Nhưng về sau, đó có thể là câu chuyện được nhai đi nhai lại về sự mềm yếu của bạn.

Quan trọng hơn, đó chính là bạn nhìn nhận về chính bản thân bạn. Bạn là đàn ông cơ mà? Nếu không mạnh mẽ thì ai mạnh mẽ thay bạn đây? Nếu không là chỗ dựa thì ai dám dựa vào bạn đây?

Cuộc sống không công bằng. Vai trò của phụ nữ và đàn ông cũng không công bằng. Mạnh mẽ cũng vậy. Đừng đòi hỏi sự công bằng với phụ nữ bằng giọt nước mắt!

Tham khảo: Con gái khóc thì làm gì? 3 điều cấm kỵ và 6 thứ nên làm

Đừng khóc trước mặt những đứa mà mình ghét

Đúng vậy, đàn ông khóc trước mặt những đứa mà mình ghét thực sự là một nỗi hổ thẹn.

Tôi không quan tâm bạn đang rơi vào tình huống nào? Bị đối thủ chơi xấu, cạnh tranh không công bằng, chơi khăm, hạ nhục…

Trong bất kỳ tình huống nào, bạn cũng không được khóc trước mặt những đứa mà mình ghét. Bởi nó sẽ khiến chúng càng hả hê, sung sướng, và cười thầm.

Trước mặt những đứa mà mình ghét, bạn chỉ nên cười, làm cho chúng ghen tỵ, làm cho chúng ói máu tức giận vì không được như bạn… Chứ đừng khóc. Thậm chí biểu lộ dấu hiệu yếu ớt cũng không!

Tham khảo: Những câu nói khiến con gái tổn thương, đau đớn tột cùng

Đừng khóc trước mặt bố mẹ

Nếu bạn là trẻ con, khóc trước mặt bố mẹ có lẽ cũng chỉ là chuyện thường tình. Nhưng nếu bạn đã đến tuổi trưởng thành mà vẫn tu tu khóc như một đứa trẻ thì thực sự đó là điều không nên làm chút nào.

Bố mẹ là những người dễ dàng thông cảm trong một số chuyện. Nhưng trong một số chuyện, họ lại là những người khó thông cảm nhất.

Nhất là trong việc nhìn nhận con cái. Họ cần rất nhiều thời gian, cần rất nhiều công sức của bạn, cần rất nhiều thành quả của bạn để đi đến kết luận cuối cùng… Bạn đã đủ lông đủ cánh hay chưa?

Đàn ông khóc trước mặt bố mẹ không những mất điểm. Nó còn khiến bố mẹ lo lắng và không may đánh rơi hết tất cả những kết quả bạn đạt được trước đó. Bạn lại là anh bạn chưa lớn của bố mẹ rồi. Đó là điều thực sự đáng tiếc!

Giải đáp thắc mắc về tổn thương tâm lý

Tại sao Gen Z dễ tổn thương tâm lý?


Gen Z dễ tổn thương tâm lý do môi trường và áp lực xã hội khác biệt so với các thế hệ trước.

Làm thế nào để tránh tổn thương tâm lý?


Áp dụng chủ nghĩa khắc kỷ, đối xử thiếu thốn với bản thân để trân trọng những gì mình có.

Đàn ông nên khóc khi nào?


Đàn ông nên khóc khi trải qua mất mát khó chấp nhận hoặc cảm xúc bị dồn nén.

Đàn ông không nên khóc trước ai?


Đàn ông không nên khóc trước mặt phụ nữ, trước mặt những đứa mà mình ghét, và trước mặt bố mẹ.

Kết luận

Khi trưởng thành, bạn tự khắc sẽ nhận ra cuộc sống này rất khó khăn. Mỗi ngày được sống trên cuộc đời này đều là mỗi ngày chúng ta phải chiến đấu. Và đến lúc đó, bạn tự khắc sẽ phải mạnh mẽ hơn để vượt qua. Thế nên, thay vì chờ đến một lúc nào đó khi cuộc sống vả vào mặt thì mới học cách đứng vững. Thì ngay bây giờ, hãy tự rèn luyện cách để bản thân cứng rắn hơn. Và hãy để cho tổn thương tâm lý chỉ là một cơn sốt nhẹ, hết sốt thì mình lại trở về cuộc đua thôi.


(Khóa học mới nhất vừa khai giảng..)

6 bình luận về “Tổn Thương Tâm Lý: Biến Đau Đớn Thành Động Lực Thành Công”

  1. A Lai cho em thắc mắc chuyện này và em cũng chưa thấy chinhem có những bài viết nói về những trường hợp tương tự như em.
    Cô ấy mới quen em và biết em có người yêu rồi nhưng vẫn tấn công em, tấn công rất cuồng nhiệt, chiều chuộng, quan tâm. Đến khi em tỏ ra chấp thuận tình cảm và date 1 buổi (chỉ dừng ở ôm và nắm tay) thì sau đó quay ngoắt 360 độ. K muốn tiếp tục yêu nữa và cũng rất hờ hững lạnh nhạt, rất dứt khoát chấm dứt với mình. Em muốn hỏi kiểu phụ nữ đó là như thế nào ạ? Liệu lí do có phải do em đã có người yêu k? Và những phụ nữ như thế chỉ là thả thính dạo với kình hay có tình cảm thật sự với mình ạ?
    Em xin cảm ơn anh.

    Bình luận

Viết một bình luận

Đã thêm item vào giỏ hàng.
0 item - 0