Giao Tiếp: Hiểu Rõ Tầm Quan Trọng Và 13 Cách Áp Dụng Hiệu Quả


Hy vọng bạn thích chủ đề này. Với mỗi chủ đề tôi đều cố gắng khai thác nội dung sâu nhất có thể.

Nếu mua sách hay khóa học lần đầu Lai H. tặng bạn mã NEW5 để được giảm thêm 5% nhé.


Giao tiếp là gì mà ai cũng muốn trở thành người giao tiếp giỏi, xuất sắc, có thể giao tiếp bất kỳ ai? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết này.
Bài viết cùng chủ đề
(Khóa học online học mọi lúc mọi nơi)

Giao tiếp là gì mà ai cũng muốn trở thành người giao tiếp giỏi, xuất sắc, có thể giao tiếp bất kỳ ai?

Tuy vậy để giao tiếp giỏi trước hết bạn phải là người giao tiếp không kém đã. Có 2 kiểu giao tiếp kém như sau:

  • Kiểu số 1 là tệ nhất, đó là bạn sợ người. Hay ngại, hay xấu hổ khi giao tiếp với người khác. Nói chung là trốn tránh giao tiếp.
  • Thứ 2 đỡ tệ hơn là bạn không ngại, nhưng khi giao tiếp thì bạn không biết nói gì, hỏi gì.

Đoán xem, ngày xưa tôi thuộc kiểu số 1. Cứ thấy người là tôi sợ. Mặc dù tôi rất là thích kết bạn với gặp gỡ người mới. Nhưng cứ gặp là ngại với sợ xấu hổ. Thế nên cuối cùng lại thôi, chỉ chơi với gặp những người đã quen thân từ trước rồi.

Thế nên, để giao tiếp bất kỳ ai thì đừng có trông đợi những điều gì to lớn. Điều bạn cần là làm thế nào để giao tiếp đỡ kém trước đã.

Nhưng trước hết chúng ta hãy cùng tìm hiểu giao tiếp là gì nhé. À đừng quên nếu muốn biết chính xác các bước để chinh phục một cô gái. Nếu muốn biết tường tận các kỹ thuật để khiến một cô gái mê hoặc. Hãy tham khảo Giải mã bí ẩn phái đẹp để biết được cách tôi và những người thành công ngoài kia đang làm nhé.

Giao tiếp là gì?

giao tiep la gi

Giao tiếp là quá trình trao đổi thông tin, ý kiến và quan điểm giữa hai hoặc nhiều người. Quá trình này có thể diễn ra qua nhiều hình thức khác nhau như lời nói, viết, ngôn ngữ cơ thể, biểu cảm khuôn mặt, cũng như các phương tiện truyền thông khác như email, điện thoại, mạng xã hội, v.v.

Ví dụ về giao tiếp:

Giao tiếp trực tiếp: Khi bạn và một người bạn ngồi lại và trò chuyện với nhau, đó là một dạng giao tiếp trực tiếp. Bạn sử dụng lời nói và cử chỉ để truyền đạt ý kiến và cảm xúc của mình.

Giao tiếp qua điện thoại: Khi bạn gọi điện cho ai đó, bạn đang sử dụng phương thức giao tiếp qua điện thoại. Mặc dù không thể nhìn thấy ngôn ngữ cơ thể của người kia, nhưng bạn vẫn có thể truyền đạt thông tin qua giọng điệu và nội dung cuộc trò chuyện.

Giao tiếp qua email: Khi bạn viết một email để truyền đạt thông tin, bạn đang sử dụng hình thức giao tiếp qua văn bản. Trong trường hợp này, bạn phải dựa vào từ ngữ và cấu trúc câu để truyền đạt ý kiến và thông điệp của mình.

Đừng bao giờ làm 3 điều này khi giao tiếp với người khác (V An.)

1) Dìm người khác xuống

Một số người tự cho mình là “biết tuốt” nên thường có thái độ dạy đời, kiểu như “nếu mày không nghe tao thì mày là đồ ngu”.

Bạn đã bao giờ nghe những câu như:

“Mày thì biết cái gì mà nói!”

“Nói ng* như mày thì nói làm gì, nó phải như… mới đúng!”

Có những câu nói khiến người khác cảm thấy bị coi thường hay kém cỏi. Hãy tưởng tượng bạn bị ai đó nói những câu như vậy, cảm giác sẽ ra sao? Nếu đã hình dung được, thì đừng bao giờ làm như thế. Mỗi người đều có lòng tự trọng, vì vậy hãy tôn trọng và hiểu biết lẫn nhau.

Ai cũng có điểm mạnh và điểm yếu riêng, thay vì chỉ trích, hãy khuyến khích họ phát huy điểm mạnh để họ tự hào về bản thân và thêm quý mến bạn. Tại sao phải hạ thấp người khác để nâng mình lên? Điều đó không làm bạn trông thông minh hơn chút nào, đúng không?

Giao tiếp là gì? Là đừng bao giờ lấy cơ hội để dìm người khác xuống

2) Làm người khác bẽ mặt khi giao tiếp

Điều này liên quan đến vấn đề đã đề cập ở trên, khi việc hạ thấp người khác cũng làm họ cảm thấy xấu hổ. Vì vậy, hãy chú ý, khi giao tiếp với người khác, đừng cố gắng hạ bệ họ để bản thân trông thông minh hay khôn ngoan hơn, không ai đánh giá cao điều đó.

Chê bai hoặc nhắc đến những khuyết điểm hay quá khứ không đẹp của người khác cũng khiến họ cảm thấy rất xấu hổ, đôi khi điều này có thể biến bạn thành một kẻ tàn nhẫn với những lời lẽ độc ác của mình. Điều này không hề đáng cười, và đừng bao giờ dùng nó để làm trò đùa hay chỉ để chọc ghẹo người khác. Những người có nhận thức đúng đắn sẽ coi đây là hành động cực kỳ ngu ngốc, quái đản và đáng bị lên án.

“Mày có cái mắt chột kìa, nhìn hài không chịu được!”

“Thằng thiểu năng như mày mà cũng đòi phát biểu á?”

Ví dụ như vậy đấy, nếu bạn ở trong hoàn cảnh của tôi thì bạn sẽ cảm thấy ra sao? Bạn muốn làm gì với những người dám nói những lời như thế? Tôi tin rằng bạn đã có câu trả lời cho riêng mình rồi.

3) Tỏ ý không tôn trọng và nói nặng lời

Khi giao tiếp với người khác, đặc biệt là với những người lớn tuổi, hành xử thiếu tôn trọng là không thể chấp nhận được. Bạn có thể nghĩ mình đúng và cho rằng mình có quyền thẳng thắn bày tỏ ý kiến, bất chấp việc người kia có thể tức giận.

Tôi đã xem một video về một chàng trai trẻ đi xe máy, không rõ đúng sai nhưng anh ta kịch liệt phản đối lời của cảnh sát. Cách nói chuyện của anh ta rất nặng nề và vô lễ, dẫn đến việc bị cảnh sát “áp giải”. Không xét đến đúng sai theo luật, hành vi của chàng trai này không đẹp. Nó khiến cảnh sát tức giận đến mức mất kiểm soát.

Nếu chàng trai hành xử khác, nói chuyện nhẹ nhàng và tuân theo hướng dẫn, nộp phạt nếu vi phạm, thì điều gì sẽ xảy ra? Tôi tin rằng anh ta đã không phải bị áp giải và có khi còn mệt với luật pháp.

Làm thế nào để giao tiếp bất kỳ ai?

bai hoc cuoc song

Sau khi giải mã được giao tiếp là gì rồi. Tiếp đến chúng ta sẽ cùng tìm hiểu cách để giao tiếp bất kỳ ai.

1) Bạn phải biết mình đang giao tiếp với ai

Điều quan trọng nhất trong giao tiếp là gì là bạn phải biết mình đang giao tiếp với ai.

Mỗi người đều có cái tôi riêng của họ. Ví dụ người giàu, có tiền, hay làm chủ, họ thường nghĩ bản thân rất quan trọng. Họ đã quen với cái việc là dưới họ là nhân viên, ăn nói với họ lúc nào cũng phải dễ nghe, tôn trọng rồi.

Nếu bây giờ bạn cũng giàu, làm chủ hay cảm thấy vị trí của mình tương đương họ ý thì bạn có thể nói chuyện bằng vai phải lứa, nhưng vẫn phải tôn trọng nhé. Còn nếu chưa là gì mà đã nói chuyện kiểu ngang hàng với họ thì họ sẽ không thích.

Nó cũng gần giống với nói chuyện kiểu với người có tuổi ý. Bạn phải nói năng kính trọng, lễ phép trong hầu hết các trường hợp.

Số là cái sim của tôi hay bị sale quấy rối làm phiền lắm. Bình thường là nghe thấy đầu dây bên kia gọi cho mình trong giờ làm việc của mình để bán cái gì đó là đã khó chịu rồi. Đây tự dưng gọi cho mình nói là thứ 7 tuần trước thấy bạn vào trang web dự án ABCXYZ của bên mình, có phải bạn đang quan tâm dự án này không?

Thì ối trồi ôi lúc đấy thì hóa thú luôn. Thứ nhất là đã nói dối, nói phét làm phiền người khác trong giờ làm việc. Lại còn xưng là bạn mới sợ. Đi telesale mà dám gọi ông già này là bạn thì chịu luôn.

Nhớ nhé, khi giao tiếp thì bạn phải biết mình đang giao tiếp với ai. Ai cũng có cái tôi cả, người càng quan trọng cái tôi của họ càng cao. Hãy làm cho cái tôi của họ được thỏa mãn thay vì làm cái tôi của họ nóng lên nhé.

2) Giao tiếp là gì? Là nắm bắt được tâm lý người bạn giao tiếp cùng

Số 2 là bạn phải nắm bắt được tâm lý người bạn giao tiếp cùng nhé. Không cần phải sâu sắc đâu, chỉ cần tâm lý kiểu chung chung là được.

Ví dụ nhé, người mà đã giàu đã thành công rồi. Họ rất thích nói rồi kể những câu chuyện ngày xưa khổ thế nào, khó khăn thế nào, rồi cái sự khác biệt của họ thế nào để có được thành quả như hôm nay.

Còn cái người mà đang làm giàu ý, họ rất muốn biết những cách thức, chiêu trò làm giàu. Rồi họ muốn biết người khác đang kiếm tiền làm giàu như thế nào để học hỏi.

Người mà không có ý chí vươn lên ý, họ sẽ muốn nghe những lời đồng cảm. Rồi đổ lỗi, rồi may rủi hên xui. Giàu nghèo có số.

Đấy, thì nếu nắm bắt được tâm lý chung như thế là sẽ rất dễ để nói chuyện luôn. Bởi vì lúc đó thì người ta mới mở lòng ra để nói. Còn không chuyện nó sẽ chỉ dừng lại ở hôm nay Nga đánh Ukraine, giá xăng tăng, dạo này mưa lắm thế.

3) Bạn phải nói được thứ mình muốn nói

Giao tiếp nó phải là 2 chiều, bạn phải nói được thứ mình muốn nói. Tôi từng là cái người chỉ chuyên đi nghe người khác nói. Mặc dù nếu gặp người giỏi thì cũng học hỏi được đó, nhưng phần nhiều trong cuộc sống bạn sẽ chỉ gặp những người tầm thường thôi.

Và khi chỉ ngồi nghe những người tầm thường đó nói mà không được nói ý, khi về bạn sẽ cảm thấy rất là tệ. Vì tại sao mình phải nghe nó nói? Nó đâu có gì để mà mình phải nghe.

Giao tiếp là 2 chiều. Bạn phải nói được những gì mình muốn. Khi bạn diễn giải được những gì mình nói ý nó sẽ rất dễ chịu. Chứ chuyện gì bạn cũng để trong lòng là sẽ ôm rơm nặng bụng đó. Không tốt cho cảm xúc của mình đâu.

4) Giao tiếp là gì? Là để ý cái tôi thì nói chuyện mới dễ được

good boy la gi

Cuối cùng khi giao tiếp là bạn phải để ý cái tôi của mình xuống thì mới dễ nói chuyện được.

Người thành công thường họ sẽ rất tôn trọng thành công của người khác. Bởi vì họ biết nó khó như thế nào thì mới thành công được. Nên họ sẽ trao đổi được với nhau rất nhiều. Đó là cái tôi khỏe mạnh.

Chứ bây giờ 2 ông thành công mà ông nào cái tôi cũng to thì chỉ có im thin thít rồi ghen tỵ kèn cựa nhau như 2 cô gái mới lớn thôi.

Thế nên là nói chuyện với ai cũng vậy. Bạn phải quên cái tôi của mình đi. Chứ cứ gặp người kém hơn trong đầu lại nghĩ mày không đủ tầm, với mày oéo đủ tuổi để nói chuyện với tao. Lúc đó, cái năng lượng bạn tỏa ra khi giao tiếp nó sẽ rất tiêu cực và chỉ có gây hại cho bạn mà thôi.

Giao tiếp là giao tiếp. Chứ bạn có quyền bỏ vào hay không bỏ vào đầu mình những thứ mà người ta nói. Nếu người đó kém hay suy nghĩ nghèo nàn, bạn có quyền không bỏ vào đầu mình cơ mà, đúng chứ?

5) Giao tiếp là gì? Là biết cách lắng nghe

Tiếp đến việc lắng nghe cũng là một kỹ năng không thể thiếu được trong giao tiếp. Lắng nghe giúp bạn hiểu được câu chuyện, ngữ cảnh và con người mình giao tiếp cùng.

Lắng nghe cũng giúp cho bạn hiểu biết hơn, học hỏi được nhiều hơn nếu có cơ hội giao tiếp với những người tài giỏi, thông minh.

Vậy làm thế nào để lắng nghe? Đó là không chen ngang vào lời người khác cũng như thật chăm chú vào câu chuyện mà người khác đang nói.

6) Sử dụng tên

Số 6 trong giao tiếp là gì? Đó là bạn phải nhớ tên người mình giao tiếp cùng.

Chứ kỵ nhất là gọi sai tên. Thà bạn gọi bằng danh xưng anh/chị còn tốt hơn rất nhiều.

Nhưng tên riêng với mỗi người đều có rất nhiều ý nghĩa. Thế nên nhớ được tên khi nói chuyện sẽ gây thiện cảm tốt hơn nhiều.

7) Thái độ khi giao tiếp là quan trọng nhất

Bạn có thể là người nhiều trải nghiệm, gặp ai, gặp tình huống nào cũng có thể nói chuyện được.

Tuy nhiên nếu giữ một thái độ trịch thượng, tinh vi, hay xa lánh thì người khác sẽ cảm thấy không thoải mái.

Thay vào đó, nếu thái độ của bạn tốt. Đôi khi cách bạn nói, hay ngôn ngữ cơ thể biểu hiện chưa tốt thì người khác cũng sẵn sàng bỏ qua.

8) Giao tiếp là gì? Là biết cách định nghĩa “gu”

hoc cach noi chuyen khon kheo

Gu hiểu nôm na là những thứ mà bạn thích, đam mê, nó là mục đích sống, hoặc một phần ký ức của bạn.

Như tôi đã nói, bạn có thể “thao thao bất tuyệt” khi nói về những chủ đề mà mình thích. Thế nên, để mọi thứ rõ ràng hơn, hãy định nghĩa “gu” của mình.

Chẳng hạn, tôi có những “gu” như sau.

  • Nói chuyện với dân công nghệ, bạn có thể nói về tính năng, so sánh Android/iOS, Mac/Windows..
  • Khi nói chuyện với dân edit, tôi có thể nói về ánh sáng, phần mềm edit, cách sáng tạo nội dung cả buổi mà không chán.
  • Khi nói chuyện với phụ nữ, tôi thích nói về trải nghiệm, kết nối, phim ảnh, v…

9) Phải chọn đúng người khi giao tiếp cùng

Nếu đã biết “gu” của mình như thế nào rồi, giờ là lúc bạn phải chọn đúng người để nói.

Nếu chọn đúng người để nói bạn có thể kết nối với họ theo mức sâu hơn. Bởi trong câu chuyện này, cả 2 đã chia sẻ sở thích, chuyện cá nhân, cuộc sống hiện tại, cũng như giá trị bản thân cho người còn lại.

Tất nhiên, khi tìm được đúng người, việc giao tiếp của bạn sẽ trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Chẳng mấy chốc bạn sẽ cảm thấy tự tin khi được giao tiếp với người đó. Sau khi đã quen với việc này, sử dụng cách nói chuyện tương tự với người tiếp theo cũng không còn là vấn đề e ngại với bạn nữa.

Tìm những người này ở đâu:

  • Tham gia các CLB mà mình yêu thích
  • Tham gia các nhóm với đề tài yêu thích
  • Tham gia lớp học nào đó
  • v.v…

10) Giao tiếp bất kỳ ai: Nắm được quy tắc chuyện trò xã giao

Người ta thường nói “Most intelligent despise small talk” (Người thông minh khinh thường small talk). Tôi không dám nhận mình là người thông minh, tuy nhiên tôi cũng ghét những cuộc thăm hỏi qua loa.

Nó khá nhạt nhẽo, bạn có thấy thế không? Tuy nhiên small talk lại ẩn chứa mục đích vô cùng cao cả, đó là đem lại những cuộc trò chuyện sâu sắc hơn. Bởi nếu không có những cuộc trò chuyện như này, làm sao chúng ta có thể kết nối sâu hơn tới người khác.

Trên thực tế, không quan trọng bạn nói gì, miễn là bạn đang nói…

11) Hâm nóng thường xuyên

Vấn đề mà phần lớn đàn ông nhút nhát gặp phải trong giao tiếp là gì? Đó là não bộ của họ suy nghĩ quá nhiều. Mà khi nghĩ quá nhiều thì đầu óc lại tiếp tục sản sinh ra những suy nghĩ tiêu cực.

Bạn đã bao giờ tự nghĩ như này chưa:

  • Tại sao mình lại mặc cái áo ngu ngốc này thế nhỉ, trông mình như thằng/con thần kinh!
  • Tại sao mình lại nói câu ngớ ngẩn đấy nhỉ, không biết có ai nghĩ gì không.
  • Sẽ chẳng ai muốn nói chuyện với mình đâu. Bởi mình là người tẻ nhạt nhất trên thế giới này.
  • Tại sao anh/cô ấy phải nói chuyện với mình chứ. Trông mình thật dị hợm và chả có gì hấp dẫn cả.

Tất cả những lời lẽ trên đều là dối trá. Bộ não của bạn đang cố tình đánh lừa và thuyết phục bạn ở lại vòng tròn thoải mái của mình đấy.

Vậy làm sao để những lời dối trá này biến mất?

Câu trả lời đó là bạn phải hâm nóng thường xuyên và rèn luyện cách nói chuyện với người khác. Bất kể đó là ai, bạn bè, người thân quen, anh em, người lạ, cô nàng bằng qua đường, v.v…

Chỉ đơn giản là nói chuyện thôi, hãy thực hành việc này thường xuyên. Khi mọi người biết bạn chỉ muốn nói chuyện với mục đích vui vẻ, chẳng ai nỡ lòng từ chối bạn đâu.

12) Giao tiếp bất kỳ ai: Xây dựng những câu chuyện đặc biệt

Trong đời bạn có quen với ai đó, người mà luôn có những câu chuyện thú vị mỗi khi xuất hiện không.

Tôi có vài người bạn trong quá khứ có khả năng này. Khi không nói chả ai chú ý đến họ, tuy nhiên khi họ mở mồm, lập tức mọi người xung quanh đều phải hồi hộp lắng nghe từng chi tiết.

Bạn có muốn làm được như vậy không?

Muốn làm được vậy, bạn cần phải có hiểu biết sâu về vấn đề mình cần nói. Nói cách khác, bạn phải hiểu rõ hơn tất cả những người xung quanh về chủ đề mình đang nói.

Bạn có thể áp dụng phương pháp sau, sẽ hơi tốn công sức một chút, nhưng kết quả thì… RẤT đáng để bạn phải thực hiện.

  • Bạn sẽ chỉ có 5 câu chuyện thôi, đây đều là những câu chuyện mà bạn thích.
  • Vào Google tìm kiếm từ khóa liên quan đến những câu chuyện mà bạn đang có ý định “găm” trong đầu.
  • Sau khi tìm được website theo từng chủ đề, hãy like họ trên Facebook, nhận đăng ký qua bản tin Email.
  • Chọn lọc những thông tin đáng giá mà bạn cho là tốt nhất cho chủ đề của mình.
  • Thường xuyên tham khảo lại chủ đề mà mình muốn nói trước khi đi vào thực tế.

Với các bước như trên, bạn sẽ dễ dàng nắm được cách nói chuyện khiến người nghe phải cảm thấy “Á”, “Ố” mỗi lần bạn hắng giọng. Bởi lẽ ai cũng muốn nghe và muốn biết những thứ mình chưa từng biết.

13) Biết cách lắng nghe

Đôi khi chẳng cần phải làm gì cả. Để giao tiếp bất kỳ ai về bất cứ chủ đề nào, bạn chỉ cần vểnh tai lên lắng nghe họ nói gì mà thôi.

Bạn có thể học cách nghe từng phân đoạn như trong bài Để không lo hết chuyện nói với con gái đã đề cập. Ngoài ra, khi bạn thực sự tò mò về câu chuyện mà người khác đang nói, họ sẽ YÊU bạn ngay tức khắc.

Một vài tips dành cho việc lắng nghe hiệu quả:

  • Hỏi các câu hỏi WH questions như cái gì, khi nào, ở đâu, tại sao, như thế nào?
  • Mồm phát ra những từ như Uh, Ok, Aha, Uh-huh, vâng, à, ờ.
  • Hoặc đơn giản là duy trì giao tiếp bằng mắt, cười, và gật đầu.

Giải đáp thắc mắc giao tiếp là gì?

Giao tiếp là gì?


Giao tiếp là khi sử dụng ngôn ngữ để trao đổi thông tin với nhau bằng lời nói hoặc ngôn ngữ cơ thể để thể hiện suy nghĩ, cảm xúc và ý kiến.

Điều cần tránh trong giao tiếp là gì?


Dìm người khác xuống.

Làm người khác bẽ mặt khi giao tiếp.

Tỏ ý không tôn trọng và nói nặng lời.

Làm thế nào để giao tiếp bất kỳ ai?


Biết mình đang giao tiếp với ai.

Nắm bắt tâm lý người mình giao tiếp cùng.

Nói được những gì mình muốn nói.

Để ý cái tôi thì nói chuyện mới dễ được.

Biết cách lắng nghe.

Sử dụng tên của người khác.

Xây dựng những câu chuyện đặc biệt.

Phương pháp lắng nghe hiệu quả trong giao tiếp là gì?


Sử dụng câu hỏi WH.

Sử dụng từ ngữ linh hoạt.

Duy trì giao tiếp qua ngôn ngữ cơ thể và ngôn ngữ hội thoại.

Giao tiếp là gì? Tổng kết

Sau khi đọc xong bài này, bạn sẽ biết được giao tiếp là gì cũng như cách giao tiếp bất kỳ ai. Thú thực tôi không phải là người biết tất cả. Tôi chả biết gì về chinh phục, hẹn hò, duy trì mối quan hệ. Nhưng bởi vì tôi quyết tâm tìm hiểu và trải nghiệm thực tế, để rồi một ngày nào đó tôi trở thành chuyên gia trong lĩnh vực này. Bạn cũng vậy, bạn cũng có thể trở thành chuyên gia trong bất cứ lĩnh vực nào. Tham khảo thêm về ngày xưa của tôi tại đây.


(Khóa học mới nhất vừa khai giảng..)

5 bình luận về “Giao Tiếp: Hiểu Rõ Tầm Quan Trọng Và 13 Cách Áp Dụng Hiệu Quả”

  1. chào anh Lai. thú thật là em đã không theo dõi chinhem trong một thời gian dài. nhưng hôm nay em xin phép được hỏi anh và mọi người một vấn đề. chuyện là em mới vào làm trong một công ty mới, một đất nước mới. và ở đó trong công việc mọi người chỉ dùng tiềng trung để giao tiếp, ra ngoài thì là tiếng anh.
    (tiếng trung của em khá ổn và khi ở Vn em cũng k phải tip người ngại tiếp xúc người lạ cũng như đã làm việc khá nhiều với sếp người trung). nhưng hiện giờ em đang cảm thấy lạc lõng thật sự anh ạ. mỗi ngày đều thật dài và vô nghĩa. tệ hơn nữa là mọi người nói em không nghe được nên không tạo được sợi dây kết nối. bình luận của em hơi dài mong anh thông cảm ạ. chúc anh ngày mới vui vẻ. tks

    Trả lời

Viết một bình luận

Đã thêm item vào giỏ hàng.
0 item - 0