Bài viết này sẽ chỉ ra 7 biểu hiện của người nhút nhát ngại giao tiếp. Cũng như sẽ chỉ bạn cách khắc phục hiệu quả chứng bệnh rụt rè nhút nhát, giúp bạn tự tin trong cuộc sống.
Rủ rè nhút nhát là điều hoàn toàn bình thường. Kể cả những người cứng rắn nhất đôi khi sẽ cảm thấy nhút nhát trong tình huống nào đó. Tuy nhiên, nếu sự nhút nhát của bạn không được quản lý và khắc chế một cách hợp lý, nó sẽ cản trở bạn rất nhiều trong cuộc sống này.
Các nghiên cứu cũng chứng minh rằng NHÚT NHÁT là một trong những yếu tố kém thu hút nhất của đàn ông trong mắt phụ nữ.
Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu những nội dung sau:
- 6 biểu hiện của người rụt rè nhút nhát và cách để giúp họ vượt qua trở ngại này.
- Tác hại nếu bạn giữ trong mình sự nhút nhát
- Tư duy sai lầm khiến bạn trở nên rụt rè nhút nhát, ngại giao tiếp
- Cách để vượt qua nhút nhát một cách ngoạn mục
6 biểu hiện của người rụt rè nhút nhát
Biểu hiện của người nhút nhát số 1: Thường xuyên tránh giao tiếp với người lạ
Người rụt rè nhút nhát thường cảm thấy không thoải mái khi phải giao tiếp với người lạ. Họ thường tránh giao tiếp mắt, nói chuyện với giọng nói nhỏ và không tự tin.
Họ cũng có xu hướng né tránh các tình huống xã hội nơi họ phải gặp gỡ hoặc trò chuyện với người lạ.
Có nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến việc người nhút nhát thường tránh giao tiếp với người lạ. Một trong số đó là do họ sợ bị từ chối hoặc bị đánh giá không tốt. Họ lo lắng rằng mình sẽ không được chấp nhận và bị xa lánh trong xã hội.
Thêm vào đó, cảm giác tự ti và thiếu tự tin cũng là một nguyên nhân khác khiến họ ngại giao tiếp với người lạ. Họ sợ rằng mình sẽ không biết nói gì hoặc nói sai, khiến người khác có thể coi thường hay chê bai họ.
Biểu hiện 2: Không dám nói ý kiến của mình trước đám đông
Biểu hiện của người nhút nhát số 2, đó là không dám nói ý kiến của mình trước đám đông. Họ sợ rằng ý kiến của mình sẽ bị người khác đánh giá hoặc không được chấp nhận. Họ cũng lo rằng sẽ nói sai hoặc nói không rõ ràng.
Nguyên nhân chính ở đây là do họ sợ bị phê bình hoặc bị chỉ trích. Họ lo lắng ý kiến của mình sẽ không được chấp nhận và sẽ gây ra xung đột với người khác.
Biểu hiện của người nhút nhát số 3: Thường xuyên tự ti và e ngại
Người rụt rè nhút nhát thường có xu hướng tự ti và e ngại trong các tình huống xã hội. Họ luôn cảm thấy mình không đủ tự tin và sợ bị người khác chê bai hoặc phê bình.
Có nhiều nguyên nhân khiến người rụt rè nhút nhát có xu hướng tự ti và e ngại. Một trong số đó là do cảm giác thiếu tự tin và tự hào về bản thân. Họ có thể so sánh mình với người khác và luôn cảm thấy mình không bằng ai.
Thêm vào đó, áp lực từ xã hội và các tiêu chuẩn định nghĩa về sự thành công cũng có thể khiến họ cảm thấy tự ti và e ngại.
Biểu hiện 4: Thường xuyên cảm thấy lo lắng và không an tâm
Biểu hiện của người nhút nhát số 4 đó là thường xuyên cảm thấy lo lắng và không an tâm, ngay cả trong những tình huống bình thường.
Họ có thể cảm thấy lo lắng về việc bị đánh giá, chế giễu hoặc từ chối. Những cảm giác này có thể khiến họ tránh xa các tình huống xã hội và hạn chế khả năng tương tác với người khác.
Một trong những nguyên nhân chính là do người rụt rè nhút nhát có kinh nghiệm tiêu cực trong quá khứ. Chẳng hạn bị từ chối hoặc bị chế giễu khi cố gắng tương tác với người khác. Điều này khiến cho họ có thể tự ti và e ngại trong các tình huống tương tự.
Biểu hiện của người nhút nhát số 5: Khó khăn trong việc tạo mối quan hệ và kết bạn
Những người rụt rè thường gặp khó khăn trong việc tạo mối quan hệ và kết bạn. Họ có thể cảm thấy ngượng ngùng và không biết cách bắt đầu hoặc duy trì một cuộc trò chuyện. Họ cũng có thể lo lắng về việc bị từ chối hoặc làm người khác không thích.
Một trong những nguyên nhân chính là bởi do ngại giao tiếp và sợ bị từ chối. Họ có thể cảm thấy không đủ giá trị hoặc không thể thu hút được sự quan tâm của người khác.
Ngoài ra, họ cũng có thể gặp khó khăn trong việc hiểu và đáp ứng các nhu cầu và mong muốn của người khác. Điều này khiến cho họ có thể không biết cách tương tác và duy trì một mối quan hệ.
Biểu hiện 6: Thường xuyên tự cô lập và ngại giao tiếp với người khác
Biểu hiện của người nhút nhát số 6 đó là xu hướng tự cô lập và ít giao tiếp với người khác. Họ có thể cảm thấy thoải mái hơn khi ở một mình hoặc với những người thân thiết. Họ cũng có thể tránh tham gia các hoạt động xã hội hoặc các sự kiện đông người.
Ngại giao tiếp, nhút nhát, cảm thấy bị cô lập. Đó chính là nguyên nhân tại sao họ phản ứng như vậy. Ngoài ra, còn một lý do khác là do tính cách họ hướng nội. Thế nên họ cũng ưa việc tận hưởng không gian một mình hơn.
Tác hại của việc rụt rè nhút nhát
Người rụt rè nhút nhát dễ bị cô lập
Đầu tiên, người rụt rè nhút nhát có thể bị cô lập và ít có cơ hội để tạo mối quan hệ. Điều này khiến họ cảm thấy cô đơn và thiếu sự kết nối với xã hội.
Thêm vào đó, việc tránh giao tiếp cũng khiến họ bỏ lỡ nhiều cơ hội để học hỏi và phát triển kỹ năng giao tiếp.
Cuối cùng, việc ngại giao tiếp với người lạ có thể ảnh hưởng đến sự nghiệp và thành công của họ trong tương lai.
Mất cơ hội thể hiện bản thân
Người rụt rè nhút nhát cũng bỏ lỡ nhiều cơ hội để thể hiện bản thân và đóng góp ý kiến trong các cuộc thảo luận.
Điều này có thể ảnh hưởng đến sự phát triển cá nhân và cơ hội tiến bộ trong công việc hoặc học tập.
Thêm vào đó, việc không dám nói ý kiến cũng khiến họ cảm thấy tự ti và thiếu tự tin hơn.
Ảnh hưởng tâm lý
Việc thường xuyên tự ti và e ngại có thể ảnh hưởng đến tâm lý và sức khỏe của người rụt rè nhút nhát.
Họ có thể trở nên tự ti và lo lắng về bản thân. Dẫn đến sự tự cô lập và ít giao tiếp với người khác.
Thêm vào đó, việc tự ti và e ngại cũng có thể ảnh hưởng đến sự tự tin. Cũng như khả năng thể hiện bản thân của họ trong công việc hoặc học tập.
Người rụt rè nhút nhát luôn bị nghĩ kém hơn
Tôi gặp nhiều người nhút nhát. Mặc dù họ rất giỏi, nhưng nhiều khi lại giấu mình trong vỏ bọc của một kẻ rụt rè nhút nhát. Ngay cả thầy cô giáo kèm cặp cả năm, đôi khi cũng không đủ khả năng nhìn nhận hết tố chất của một trẻ nhút nhát. Vậy thì làm sao một người mới gặp lại nhận biết được.
Trừ trường hợp đó phải là 2 người quá giỏi. 1 thì nhút nhát nhưng quá giỏi, còn người kia thì quá xuất sắc trong việc nhìn người.
Bị mất cơ hội trong mọi thứ
Sau cùng, tác hại lớn nhất của rụt rè nhút nhát là mất cơ hội trong mọi thứ. Đa số cơ hội chỉ đến cho những người dám xung phong. Không ngại ngùng mà dám tiến lên phía trước để nắm bắt tình huống.
Điều này làm tôi nhớ tới những đứa trẻ không dám xung phong khi chương trình mời gọi. Rồi sau đó tiếc hùi hùi khi nhìn đám bạn của mình tay nào tay nấy đều có quá.
Bản chất của rụt rè nhút nhát, ngại giao tiếp
Rụt rè nhút nhát, ngại giao tiếp là tập hợp của: Sự sợ hãi, không thoải mái, lo lắng, ngượng nghịu. Mỗi khi chúng ta phải tiếp xúc hoặc tương tác với một ai đó hoặc một nhóm người nào đó.
Khi rơi vào trạng thái nhút nhát. Không chỉ trạng thái tâm lý cũng bị ảnh hưởng mà cơ thể vật lý của chúng ta cũng bị tác động nữa. Chẳng hạn mạch đập nhanh, lòng bàn tay ra nhiều mồ hôi. Hoặc cơ thể cảm thấy nóng nực từ bên trong.
Lúc này có thể bạn sẽ nói với nhịp điệu nhanh hơn thông thường và run hơn thông thường. Nhưng tệ hơn cả. Đó là việc bạn sẽ mất khả năng tập trung, bắt đầu suy nghĩ tiêu cực.
Lúc này bạn sẽ đánh giá người khác cũng như tự đánh giá chính mình.
Rụt rè nhút nhát hình thành từ đâu?
Rụt rè nhút nhát ngại giao tiếp xuất phát từ trải nghiệm, môi trường. Ngoài ra một nửa của sự nhút nhát hình thành do tính cách của từng cá nhân nữa.
Ví dụ như một đứa trẻ ngay khi còn bé đã thường có những phản ứng nhút nhát. Đa phần lớn lên nó sẽ nhút nhát.
Ngoài ra nó còn kế thừa bởi tính cách của bố hoặc mẹ rất nhiều. Nếu cha/mẹ của bạn nhút nhát, nó cũng có thể là nguyên nhân khiến bạn trở thành người nhút nhát (nhưng cũng có thể ngược lại)
Trên thực tế nó chính là trải nghiệm của bạn tại một hoặc nhiều thời điểm nào đó trong quá khứ. Đó là yếu tố quan trọng nhất hình thành nên gốc rễ của sự nhút nhát.
Mặt khác, nếu một người nhút nhát thường xuyên được giao tiếp. Nghĩa là thường xuyên trò chuyện, kết bạn, chia sẻ ý kiến… Lúc này anh ta sẽ nhanh chóng thoát khỏi sự nhút nhát chỉ trong một thời gian ngắn.
Tư duy sai lầm dẫn đến việc một người rụt rè nhút nhát, ngại giao tiếp
Nghĩ lắng nghe là cách duy nhất để giao tiếp
Người nhút nhát đôi lúc sẽ rất thèm khát được mở rộng giao tiếp và có thể nói chuyện với bất kỳ ai về bất cứ chủ đề nào. Nhưng xét cho cùng họ chủ yếu dành thời gian của mình để lắng nghe người khác là nhiều.
Họ nghĩ rằng đó là cách duy nhất để mọi thứ diễn ra tốt đẹp. Nhưng thực tế thì càng ngày họ càng nhát và ít khi dám chia sẻ cuộc sống của chính mình.
Nghĩ nếu không có gì nổi bật thì chả ai thích mình cả
Đó phải là những người có nhiều sở thích, hiểu biết rộng, thường xuyên cập nhật tin hot, tin trending. Như vậy thì mới giao tiếp giỏi được.
Chính vì sai lầm này. Người nhút nhát không tự tin khi chia sẻ và nói chuyện với những người xung quanh. Bởi họ nhận thấy những khuyết điểm từ chính bản thân mình.
Nhưng kỳ thực, chúng ta không cần phải đạt được những trình độ như vậy để giao tiếp. Bất cứ ai cũng có thể trò chuyện được. Ngay cả một đứa trẻ cũng không ngoại lệ, đúng chứ?
Nghĩ nếu ai đó thích nói chuyện với mình, chắc chắn họ sẽ bắt chuyện với mình
Những người rụt rè nhút nhát, ngại giao tiếp luôn có ảo mộng này. Rồi bạn sẽ nhanh chóng phát hiện ra mình là người cô đơn nhất thế gian này. Bởi chẳng có ai muốn làm thế với bạn cả.
Không phải họ không thích bạn, không muốn bắt chuyện với bạn. Mà bởi trong con người bạn tỏa ra cái mùi “khó gần,” hoặc “nhút nhát.
Chính vì vậy, những người xung quanh sẽ rất thận trọng và dè dặt khi bắt chuyện với bạn.
Nghĩ mọi chuyện sẽ chả đến đâu
“Mình cũng thích nói chuyện với những người đó. Nhưng chắc là mọi thứ sẽ chả đến đâu cả.”
“Mình sẽ làm chuyện này khi chuyển đến nơi khác. Hay mình chỉ còn sinh hoạt ở đây vài ngày, có lẽ không cần thiết phải làm thế.”
Và ngay từ trước khi làm gì đó, bạn đã nghĩ là mọi thứ sẽ chả đi đến đâu rồi. Chính vì thế TỪ CHỐI sẽ là điều mà bạn muốn làm khi gặp gỡ những gương mặt mới trong cuộc đời mình.
Làm sao để hết nhút nhát, vượt qua nó một cách ngoạn mục?
Xây dựng nền tảng để hết rụt rè nhút nhát
Nếu muốn xây 1 ngôi nhà, đầu tiên bạn phải làm móng cho nó trước đã. Với nhút nhát cũng vậy, nếu muốn loại bỏ nó, bạn cần phải xây dựng những nền tảng quan trọng trước đã.
1) Đầu tư cho hình thức
Ngượng ngùng và xấu hổ là 2 yếu tố chi phối nhút nhát nhanh nhất và mạnh nhất. Thế nên nếu muốn hết nhút nhát tất yếu bạn phải loại trừ ngượng ngùng và xấu hổ.
Khá dễ hiểu đúng không? Và không có gì đơn giản hơn việc đầu tư cho hình thức.
Đơn giản thôi, mấu chốt của vấn đề là ăn mặc đẹp hơn và sạch sẽ hơn.
Như đã biết, người nhút nhát thường rất quan tâm đến việc người khác sẽ nghĩ gì về mình. Chẳng hạn như cái mụn này có to quá không, cái áo này có vệt bẩn, móng tay chưa kịp cắt, đầu hôm nay có gầu, v.v…
Thế nên chỉ cần bạn quan tâm đến ngoại hình của mình một chút, chịu khó vệ sinh cơ thể mình một chút. Lúc này bạn có thể thoát khỏi rất nhiều những suy nghĩ đang bám riết trong đầu. Những thứ khiến bạn không cảm thấy tự tin vào bản thân.
2) Xây dựng tự tin bằng những việc LÀM ĐƯỢC
Tự tin không hoàn toàn chỉ là những thứ bên ngoài. Không phải bạn cứ ăn to nói lớn, thường xuyên nổi giận, hay thét ra lửa mới là tự tin. Tự tin đến từ sâu thẳm bên trong con người bạn.
Bản chất của tự tin rất dễ hiểu, nó chỉ đơn giản là việc bạn tin vào bản thân mình mà thôi.
Ví dụ tôi đặt ra mục tiêu mỗi ngày uống 2 lít nước, nhưng sau 7 ngày thực hiện mỗi ngày tôi chỉ uống được 200-300ml thôi, tự khắc tôi sẽ mất dần niềm tin vào chính mình.
Ngược lại nếu bạn đặt ra mục tiêu tới phòng Gym 5 lần/tuần và bạn có mặt ở đó 5 lần và hăng hái tập luyện. Lúc này tự tin của bạn sẽ được cải thiện đáng kể.
Dựa vào nguyên tắc này bạn có thể cải thiện sự tự tin của mình. Từ đó có thể loại trừ được nhút nhát ra khỏi cơ thể.
Bắt tay vào hành động để hết rụt rè nhút nhát, ngại giao tiếp
1) Nhút nhát là điều bình thường
Nghiên cứu chỉ ra: Có tới xấp xỉ 50% đàn ông trên toàn thế giới này nhút nhát. Và có tới 95% nhận định rằng mình từng nhút nhát trong thời điểm nào đó của cuộc đời.
Có điều người rụt rè nhút nhát lại nghĩ khác. Họ nghĩ rằng chỉ một vài, hoặc rất ít người nhút nhát như họ. Chính vì thế họ nghĩ rằng mình luôn là vấn đề của mọi tình huống. Rằng mình là kẻ kém cỏi nhất.
Nhưng bạn có biết rằng trong cái đám đông kia vẫn tồn tại rất nhiều ai đó như bạn. Có thể họ nhút nhát bằng hoặc hơn bạn. Cũng có thể họ biết cách khắc chế nó. Và nếu họ làm được, chẳng có lý do gì bạn không làm được.
Vậy nên bước đầu để hết nhút nhát, tôi muốn bạn hiểu rằng rụt rè nhút nhát ngại giao tiếp là vấn đề HOÀN TOÀN BÌNH THƯỜNG ở con người.
2) Lỗi giao tiếp không gây hại quá nhiều đến bạn
Trong một lần hứng chí nói chuyện với ai đó trước đám đông. Không may thay hành động của bạn lại có vẻ như quá trớn, và có phần ngớ ngẩn trong mắt người khác. Sau lần đó, bạn thề bạn hứa với lòng mình rằng sẽ chẳng bao giờ có lần thứ 2. Thế rồi càng lúc bạn càng thận trọng, dè chừng. Để rồi nhút nhát ngại giao tiếp lúc nào không hay.
Nếu bạn gặp phải lỗi trong quá trình giao tiếp thì cũng đừng quá suy nghĩ về nó. Trừ khi bạn đang đi phỏng vấn, gặp đối tác quan trọng, hoặc phát biểu cỡ như tổng thống thì mới là vấn đề.
Tôi nhớ có lần xem thời sự buổi sáng. Một biên tập viên đã cầm điện thoại của mình quăng ra bên ngoài rơi “BỘP” một cái rõ to.
Mất mặt không? Có
Ngượng không? Có
Vì cả nước đều rõ cơ mà. Và nếu BTV đó cứ rụt rè nhút nhát và cứ giữ mặc cảm đó thì sao? Ông ấy sẽ chẳng tiếp tục hành nghề nổi.
3) Sẽ có người không thích bạn nếu thấy bạn rụt rè nhút nhát, ngại giao tiếp
Nó là chuyện bình thường ở huyện.
Mặc dù hiện nay Chính Em bắt đầu tạo ra sức lan tỏa và được nhiều người yêu quý hơn. Nhưng tôi cam đoan với bạn rằng sẽ có rất nhiều người không thích cái blog này. Thậm chí họ còn ghét cả cái người soạn ra đống bài viết này nữa.
Nhưng quan tâm làm gì cho mệt đầu. Bạn có là tượng sáp thì vẫn có người không thích bạn và muốn hắt hủi bạn. Thế nên đừng suy nghĩ quá nhiều về việc thích và không thích.
Đã là con người chúng ta có tính cách rất khác nhau, thái độ sống khác nhau, và góc nhìn cũng chả giống gì nhau. Thế nên, nếu ai chỉ tay vào mặt bạn nói rằng: “Tôi ghét bạn” thì cũng mặc kệ đi.
4) Thay đổi nhỏ và chậm rãi
Khi bắt đầu chơi một môn thể thao nào đó. Bạn có thường chơi hết sức ở buổi đầu tiên và chán dần đều trong những buổi tiếp theo không?
Khi bỏ thuốc hay chất gây nghiện nào đó. Bạn có hay bỏ hoàn toàn vào hôm thứ nhất và hút lại vào hôm thứ 3, 4, 5 không?
Tôi cũng đối mặt với tình cảnh tương tự khi chưa có kinh nghiệm. Nhưng sau rất nhiều lần thay đổi và không có kết quả, sau cùng tôi cũng biết được thay đổi là cả quá trình dài chứ không phải chỉ trong thời gian ngắn.
Chính vì thế thay vì tham gia vào cuộc thi chạy bộ 100m, bạn cần phải tham gia vào đường đua marathon dài hàng km. Nếu bạn chạy càng nhanh và đổ nhiều công sức ở những vòng đầu, bạn càng mệt mỏi về sau. Và rồi sẽ có lúc bạn phải kiệt sức trước khi đạt được kết quả cuối cùng. Thay vào đó hãy duy trì nhịp độ hợp lý, cứ chậm rãi bước tới, rồi cuối cùng bạn sẽ cán được đích của mình mà thôi.
Một số ví dụ nên làm..
- Nếu bạn nhút nhát và không thể thay đổi, thậm chí là thay đổi nhỏ, tôi khuyên bạn nên thử tắm nước lạnh một lần để thử thách bản thân mình. Thực tế ở các nước phương Tây, họ cũng thường thách đố nhau tắm ở những hồ băng khi tuyết bao phủ. Đó là cách rất hay để thử thách lòng gan dạ của bạn.
- Hãy đặt ra cho mình mục tiêu nói chuyện với 1 người lạ mỗi ngày. Đó chỉ đơn thuần là những câu chuyện lặt vặt, hoặc đơn giản là một cái chào hồ hởi khi gặp ai đó.
- Tập luyện nhìn thẳng vào mắt những người đi đường. Tốt nhất nhìn vào mắt họ khi khoảng cách 2 người còn khoảng 5-6 bước chân. Tốt nhất nên nhìn vào mắt đàn bà (có thể gặp vấn đề không hay nếu nhìn vào mắt đàn ông 😯 ), hãy giữ mắt đủ lâu để nhận biết rằng mắt cô nàng to hay nhỏ, sâu hay nông, 1 mí hay 2 mí, mắt màu gì (đen hay xám), có dán mascara hay không, v.v..
- Thực hiện tương tự với những người gặp hàng ngày. Nếu còn đang đi học, hãy nhìn vào mắt cô giáo, thầy giáo, bạn ít chơi, v.v… Nếu đi làm hãy thực hiện tương tự với thủ quỹ, đồng nghiệp, cô nàng bưng bê ở quán ăn trưa, v.v..
Chúc bạn thành công!
Giải đáp thắc mắc về rụt rè nhút nhát
Người nhút nhát thường tránh giao tiếp với người lạ, không dám nói ý kiến trước đám đông, tự ti và e ngại, cảm thấy lo lắng và không an tâm, khó khăn trong việc tạo mối quan hệ và kết bạn, và có xu hướng tự cô lập và ít giao tiếp với người khác.
Người nhút nhát có thể bị cô lập, mất cơ hội tạo mối quan hệ và phát triển kỹ năng giao tiếp, cũng như ảnh hưởng đến sự tự tin và sức khỏe tâm lý của họ. Họ cũng có thể bị nghĩ rằng họ kém hơn mà không nhận ra những tố chất tích cực của mình.
Đầu tiên, cần xây dựng nền tảng bằng cách đầu tư vào hình thức và xây dựng tự tin từ những việc làm được. Sau đó, bắt đầu hành động từ những thay đổi nhỏ và chậm rãi, như thách thức bản thân bằng cách tắm nước lạnh, đặt mục tiêu nói chuyện với 1 người lạ mỗi ngày, và tập luyện nhìn thẳng vào mắt người khác.
Tôi từ nhỏ sống rất mạnh dạn ko rụt rè nhút nhát chút nào.Kể từ lúc mà bố mẹ tôi li hôn thì từng ngày tui sống trong sự cô đơn sự sợ hãi và ko muốn tiếp xúc với ai cả.
Vượt qua sớm bao nhiêu tốt bấy nhiêu e trai!
Ai kết bạn với mình không ạ, mình cũng là 1 ngưởi rụt rè nhuta nhát muốn lập group để mn chia sẻ với nhau cùng giúp đỡ nhau. Zalo mk 0846413348