Trước kia tôi đã nhiều lần đề cập đến vấn đề tại sao không nên học đại học? Và tôi tiếp tục khẳng định thêm lần nữa: Theo học Đại Học là sai lầm LỚN NHẤT của cuộc đời tôi tính đến thời điểm hiện tại.
Bạn có thể không biết nhưng tôi dành tới 7 năm để học Đại Học, trong quá trình này tôi theo học tới 2 trường (bị đăng xuất 1 trường). Nhưng tất cả những gì tôi nhận lại chỉ là đống giấy lộn vô nghĩa, nỗi buồn của hơn 1 người, và vài câu chuyện hay để kể.
Lý do mà tôi có được tấm bằng Đại Học ngày hôm nay không phải vì tôi muốn có nó, không phải vì tôi cần nó để đi xin việc, mà là vì 1 lời hứa. Lời hứa với cha mẹ sau khi bị tống cổ ra khỏi ngôi trường đầu tiên…
Dưới đây là lý do tại sao không nên học đại học.
Tại sao không nên học đại học?
1) Bạn chả học được gì cả
Tốt nghiệp cấp 3 tôi chả biết quái gì về lập nghiệp. Nhưng ngày đó tôi bị ám ảnh bởi những hacker có khả năng siêu việt và có thể điều khiển mọi thứ thông qua Internet.
Thế là tôi thi vào khoa Quản Trị Mạng của một trường Đại Học chả mấy danh tiếng. Tất nhiên bố mẹ tôi không thích, vì ngày đó tôi có 2 lựa chọn do thi đỗ cả 2 khối (A, B). Nhưng vì mơ ước một ngày hack sập website trường cũ nên tôi quyết tâm bỏ qua mọi lời khuyên can của mọi người.
Hứng thú bao nhiêu thì khi nhìn thời khóa biểu về lịch học tôi chán ngấy bấy nhiêu. Tôi chả nhìn thấy môn học nào liên quan đến máy tính, internet, hay hack cả.
Thay vào đó là những môn Toán cao cấp 1, toán cao cấp 2, triết học, kinh tế Mac Lênin. Vậy là ước mơ làm hacker của tôi tan biến, và tôi bị cuốn gói sau khi học gần hết năm thứ 2.
Ngay thời điểm đó tôi nhận ra tại sao không nên học đại học? Bởi nó chả giúp tôi học được chút kiến thức nào cả. Những thứ họ dạy chả mang lại chút thực tiễn nào cả. Giảng viên thao thao bất tuyệt nói về kinh tế Việt Nam và kinh tế thế giới nhưng đạp xe lọc cọc. Thầy giáo dạy môn Linux lại đang mở powerpoint trên máy tính Windows… Thật kỳ dị.
Ngôi trường tiếp theo…
Chuyển sang ngôi trường thứ 2 cũng tương tự. Nếu nắm được nguyên tắc, bạn sẽ biết được để học tốt chúng ta cần làm đi làm lại nhiều lần cho đến khi thật nhuần nhuyễn.
Nhưng thay vì dạy tập trung cho một môn học giúp bạn có thể kiếm tiền. Họ lại dạy tràn lan 5, 7 môn chuyên ngành cùng lúc.
Có là đầu óc thiên tài cũng không thể học hết từng ấy môn được. Mà có học hết từng ấy môn cũng chả có ý nghĩa gì. Vì nó đâu mang lại lợi ích gì?
Tổng kết lại 7 năm Đại Học tôi bắt đầu từ con số 0. Trong khi bạn bè nhiều đứa đã thành ông thành bà. Đây là sự thật mà không ai có thể chấp nhận dễ dàng được.
Không học được gì đó là lý do tại sao không nên học đại học của cá nhân tôi.
2) Tại sao không nên học đại học? Tốn kém
Lý do tiếp theo tại sao không nên học đại học đó là vì quá tốn kém để đổi lấy mảnh bằng.
Học phí đại học ở nước ngoài rất đắt đỏ. Nếu là gia đình kiểu mẫu phương Tây. Chắc chắn cha mẹ sẽ không gánh khoản phí học Đại Học giúp bạn (chỉ hỗ trợ phần nào).
Thông thường khi ra trường, một sinh viên sẽ phải làm việc hộc máu mũi trong vòng 3-4 năm mới mong trả hết được nợ.
Ở Việt Nam chúng ta may mắn được bố mẹ hỗ trợ từ A-Z và học phí cũng rất rẻ. Nhưng ngược lại “học phí” cho những thứ khác lại rất đắt đỏ.
Nếu bạn từ tỉnh lẻ lên thành phố để theo học. Chắc hẳn không ít thì nhiều bạn đã quen với cảnh bị giật đồ trên xe bus. Bị lừa tiền khi tham gia hội nhóm. Bị chủ nhà cho ăn quả hợp đồng gian dối. Hay bị lùa gà, v.v…
Tóm lại dù đó là gì đi nữa thì bạn đều phải trả những khoản “học phí” không hề nhỏ. Và bên cạnh việc hỗ trợ các bạn học những môn chính. Bố mẹ bạn sẽ phải chắt bóp để chi trả cả những môn học phụ của bạn nữa.
Cố gắng xoay chuyển tình thế một mình ư? Bạn cũng giống tôi thôi. Có điều bạn lại mất thêm khoản “học phí” nhân 3, nhân 4 này nữa. Rất đáng thất vọng.
Tôi không ước tính được số tiền mà mình có được mảnh bằng này là bao nhiêu, chỉ biết là RẤT NHIỀU.
3) KÉM CỎI trong mắt nhiều người
Nếu bạn cố gắng dành thời gian để học và vượt qua tất cả các môn với số điểm cao. Wow, trong mắt người khác bạn chính xác là một con người mẫu mực…
Nhưng nó chả có ý nghĩa gì khi rời ghế nhà trường cả. Bởi như đã nói, Đại Học không phải con đường duy nhất.
Ít ra nó cũng đỡ tệ hơn những người không chịu học, như TÔI, như BẠN… Bởi nếu ở giai đoạn này, tất cả những ai nhìn thấy bạn, trông thấy bạn đều nghĩ rằng bạn là LOSER.
- Giảng viên Đại Học 100% nghĩ bạn chả biết gì và chả làm được gì
- Bố mẹ bắt đầu lo lắng về năng lực thật của con cái. Rằng nó chả làm được trò trống gì nên hồn
- Anh chị em bắt đầu khuyên bảo, nhưng họ không bao giờ đánh giá cao năng lực lẫn giá trị thực của bạn
- Hầu hết tất cả những người xung quanh nghĩ bạn là Loser. Bạn có quen câu bào chữa quen thuộc này không: “Em chỉ là thằng sinh viên mà thôi.”
Tại sao không nên học đại học: Thua kém gần như tất cả
Lúc này bạn chưa có bất cứ địa vị nào trong cuộc sống, dĩ nhiên bạn cũng không có tiền. Tệ hơn bạn cũng chẳng có thời gian, thứ bạn có nhiều nhất là sự chây ỳ, lười nhác. Và bất cần sau nhiều năm bị rơi vào tình cảnh không ngóc đầu lên được.
Và nếu bạn không đi làm thêm, bạn không tham gia các lớp học ngoại khóa. Kkhông tham gia đào tạo kỹ năng. Hay không giao du với ai cả. Rõ ràng bạn là LOSER toàn tập không thể chối bỏ
Với tất cả những “giá trị” màu mỡ như vậy, thử hỏi công ty nào sẽ dám nhận bạn đây?
Hầu hết tất cả những nơi ứng tuyển chỉ chú trọng kinh nghiệm. Bởi họ biết rằng những gì bạn học được ở trường chả mang lại chút lợi ích nào, những thứ không giúp họ sinh ra tiền.
Đại học không phù hợp với tôi, còn bạn thì sao?
Đại học không dành cho tôi, nhưng hoàn toàn có thể dành cho bạn. Bởi vì chúng ta là những con người khác nhau. Những cái đích của chúng ta hướng tới việc học nó cũng khác nhau.
Lấy ví dụ như tôi. Khi học tôi chỉ mong mình sẽ học được thứ gì đó để kiếm được tiền, để làm giàu từ việc học đó. Còn nếu học chỉ để lấy kiến thức, không áp dụng được vào thực tế. Hoặc học những thứ đã lỗi thời thì tôi thà không học còn hơn.
Tuy nhiên với nhiều người họ lại có tư duy học gì cũng được, cứ học là tốt rồi. Rất khác biệt!
Nếu bạn đang tìm lý do tại sao không nên học đại học. Hãy thứ ngó qua những lý do tại sao bạn nên học đại học nhé.
Học đại học có nhiều lợi ích, dưới đây là một số lý do quan trọng
Tiếp cận kiến thức đa dạng: Đại học là môi trường giúp bạn học hỏi và khám phá nhiều lĩnh vực kiến thức khác nhau, từ khoa học, công nghệ, nghệ thuật đến nhân văn.
Phát triển kỹ năng: Trong quá trình học đại học, bạn không chỉ tiếp thu kiến thức mà còn rèn luyện nhiều kỹ năng quan trọng như tư duy phê phán, giải quyết vấn đề, làm việc nhóm và giao tiếp.
Mở rộng cơ hội nghề nghiệp: Bằng cấp đại học thường là yêu cầu cơ bản cho nhiều vị trí công việc và ngành nghề. Nó cũng mở ra cơ hội cho bạn tiếp tục học lên các bậc cao hơn như thạc sĩ, tiến sĩ.
Xây dựng mạng lưới quan hệ: Đại học là nơi bạn có thể kết nối với nhiều người từ các nền văn hóa và lĩnh vực khác nhau. Những mối quan hệ này có thể mang lại lợi ích cho sự nghiệp và cuộc sống cá nhân của bạn sau này.
Phát triển cá nhân: Thời gian học đại học cũng là cơ hội để bạn khám phá bản thân, phát triển quan điểm và giá trị cá nhân, và trở thành người trưởng thành hơn.
Tuy nhiên, nếu thấy những lý do trên vẫn chưa phù hợp. Hãy tham khảo những phương án thay thế nếu không học đại học nhé.
Nên làm gì thay thế nếu không học đại học?
1) Tại sao không nên học đại học? Bởi vì học thật việc thật sẽ hữu ích hơn
Nếu một kẻ đam mê máy tính như tôi (trong quá khứ) được theo học các lớp về chứng chỉ bảo mật, mạng… có lẽ sẽ tốt hơn nhiều với con đường Đại Học. Bởi tại đó người ta sẽ dạy cho tôi chính xác những gì mà mình cần và mình muốn.
Một số người bạn của tôi khi xưa theo học các lớp sửa chữa smartphone. Và giờ họ cũng rất cứng tay trong lĩnh vực này. Thậm chí một số còn mở cửa hàng kinh doanh, lãi mẹ đẻ lãi con.
Thế nên nếu muốn kiếm nhiều tiền, đầu tiên bạn nên quên cái suy nghĩ rằng mình phải học Đại Học đi. Hãy theo chân một lớp nào đó mà bạn thích và dĩ nhiên có khả năng sinh lời.
Chẳng hạn như học kinh doanh, học kiếm tiền online, học quảng cáo, học đầu tư, bất động sản, chứng khoán, tiền ảo, v.v…
Tất nhiên bạn sẽ có cảm giác “thua thiệt” những người có bằng Đại Học. Nhưng nó sẽ nhanh chóng biến mất sau khi bạn ra làm hoặc kinh doanh. Trong khi anh bạn kia đang phải cong đít trả nợ môn hoặc lễ tết thầy cô.
2) Tập trung vào một thứ và theo đuổi đến cùng
Đối với những bạn xác định Đại Học không phải con đường duy nhất và bỏ ngang. Tôi khuyên bạn hãy tập trung vào ước mơ của mình và theo đuổi đến cùng.
Có người gặp rất nhiều thuận lợi sau khi bỏ học, nhưng cũng có người gặp nhiều trục trặc. Đặc biệt từ phía gia đình và tài chính. Nhưng nếu quyết tâm theo đuổi nó, sau cùng bạn sẽ gặt hái được thành quả không ít thì nhiều.
Chẳng hạn nếu bạn muốn kinh doanh, bạn phải dành dụm từng đồng, từng cắc. Không bao giờ được chi nhiều hơn số tiền mình kiếm được.
Hay nếu bạn muốn trở thành người viết như tôi, có lẽ bạn phải quan sát mọi thứ thật nhiều. Đến khi nào góc nhìn của bạn thật đặc biệt, thật mới lạ, thật riêng biệt thì lúc đó mới nên đặt bút và tập viết.
Hoặc nếu bạn muốn trở thành một huấn luyện viên fitness. Ngay bây giờ bạn phải chú ý tới chế độ dinh dưỡng và tập luyện sao cho thật hợp lý. Bạn sẽ phải nói không với bia rượu và tất cả những thứ không đem lại giá trị sức khỏe khác, v.v….
Giải đáp thắc mắc tại sao không nên học đại học?
Có nhiều lý do tại sao không nên học đại học. Chẳng hạn không học được gì thực tế, tốn kém và bị kém cỏi trong mắt nhiều người.
Nếu không học đại học, bạn có thể học những thứ mình thích và dựa vào đó để làm việc thực tế như học kinh doanh, marketing online, đầu tư, v.v. Hoặc tập trung vào một ước mơ và theo đuổi đến cùng.
Việc thiếu mục tiêu rõ ràng, thiếu hứng thú với nội dung học, không thấy giá trị thực tiễn của kiến thức được truyền đạt, hoặc không muốn chịu áp lực về học phí có thể làm cho việc học đại học trở nên không phù hợp với một số người.
Học đại học giúp bạn tiếp cận kiến thức đa dạng, phát triển kỹ năng, mở rộng cơ hội nghề nghiệp, xây dựng mạng lưới quan hệ và phát triển cá nhân. Nó cũng mở ra nhiều cơ hội hơn trong sự nghiệp và cuộc sống của bạn.
Tổng kết
Bài viết chỉ là quan điểm cá nhân của tôi về những lý do tại sao không nên học đại học.
Nó chả có ý nghĩa gì với những người đang học tập tốt ở Đại Học cả. Nó chỉ có ý nghĩa với những người đang “lóng ngóng” khi phải chọn trường, và những người đang xác định Đại Học không phải con đường duy nhất và tìm kiếm ước mơ của chính mình.
Hiện tại fanpage Chính Em đã có ~100k like trên Facebook. Nếu bạn chưa like thì hãy bấm like để nhận được nhiều thông tin hữu ích thường xuyên hơn nhé. Bấm nút like fanpage tại đây. Xin cảm ơn!
Cảm ơn a vì bài viết này! Đúng lúc em cần nó nhất 🙂
Thực sự em đang học năm cuối cao đẳng nhưng phía trước vẫn mù mịt, không có định hướng gì về nghề nghiệp. Sau khi đọc bài viết này em cảm thấy mình có động lực hẳn lên, em sẽ đi học các lớp kĩ năng như e đã dự định.
Một lần nữa cảm ơn a vì đã cho e thêm nguồn động lực tinh thần và mong a có nhiều bài ntn hơn nữa. 🙂
Good luck bro 🙂
Tôi ko hoàn toàn đồng ý với bạn. Ko biết việc giáo dục ĐH ở Hà Nội thế nào chứ tôi học ĐHKHTN TPHCM ngành CNTT tôi thấy cũng khá là OK. Tôi ra trường đi làm đã 5 năm, và có mức lương tuy ko thể nói là rất cao, nhưng cũng khá ổn và tôi hài lòng với mức sống hiện tại của mình. Tất cả những gì tôi có được ngày hôm nay là do tôi đã cố gắng học đại học vất vả, và cố gắng làm việc tốt sau khi ra trường. Cho nên ko thể nào nói việc học ĐH là vô dụng được.
Đồng ý với bạn là việc học 1 nghề nào đó có tính thực tiễn thì ra trường cơ hội việc làm khá là chắc chắn, có khi còn hơn cả học ĐH. Nhưng ko phải vì thế mà mình ko có quyền mơ tới việc học ĐH, mơ tới việc ra trường được làm thầy chứ ko phải làm thợ. Làm thầy thì mức lương cao hơn thợ phải gấp ít nhất 3 lần! Ngoài ra việc khởi sự kinh doanh cũng ko hề dễ dàng, rất ít người ra kinh doanh mà thành công. Đi làm công mà lương cao thì còn chắc chắn hơn rất nhiều lần so với ra làm kinh doanh mà thất bại. Ở đây tôi ko đề cao việc làm công hay tự kinh doanh gì cả, chỉ là việc nào bạn cảm thấy phù hợp với mình và chắc chắn thì làm.
Nói chung, mấu chốt vấn đề ở đây tôi nghĩ là do việc giáo dục ĐH nói riêng, và giáo dục nói chung ở Hà Nội quá tệ. Dạy nhiều môn ko thực tế, đặc biệt là việc nhồi nhét vào đầu sinh viên quá nhiều môn chính trị vớ vẩn ko có 1 tí lợi ích gì về chuyên ngành. Những môn chuyên ngành thì dạy qua loa, giáo viên thì ko đủ năng lực (ai giỏi thì chắc đi nước ngoài hết rồi hoặc cũng ko ngu gì làm nghề giáo viên!) nên SV ko có đủ kiến thức, ra trường trình độ vẫn yếu ko đáp ứng được yêu cầu công việc. Trong quá trình học thì phải lo lót cho thầy cô mới được lên lớp, mới được qua môn, đã vậy còn mắc bệnh thành tích nữa,… đó chỉ là ví dụ, còn nhiều cái tệ khác mà ko thể liệt kê ra hết được.
Tôi nghĩ có lẽ đó là lý do vì sao bạn quá thất vọng với việc giáo dục ĐH ở Hà Nội. Nhưng ko phải ở đâu cũng thế. Việc học ĐH ở Sài Gòn chưa chắc đã giống ở Hà Nội. Việc học ĐH ở Singapore lại khác, ở Úc, Canada, Mỹ hay Tây Âu lại khác. Người ta dạy ĐH chất lượng tốt và cung cấp cho SV đủ kiến thức (cơ bản) để ra trường đi làm và từ từ nâng cao, chứ ko tệ như ở VN mình.
Đôi lời góp ý của tôi, mong nhận được ý kiến của tác giả và mọi người.
Cảm ơn bạn đã cho ý kiến.
Theo mình nếu nói học Đại Học là để tạo ra thầy còn học nghề để tạo ra thợ thì có lẽ chúng ta đang tạo ra những người thầy “tệ hại” nhất. Lấy ví dụ như nghề diễn giả, chúng ta thường gọi nghề này là nghề “chém gió”, nhưng người đời nói vậy cũng không phải vô lý. Bởi những gì họ nói hoàn toàn giống hệt nhau, đúng đến một cách khó hiểu, và dĩ nhiên họ lấy ở trong sách vở hoặc mớ lý thuyết suông nào đó ra để áp dụng. Dĩ nhiên chả ai phục họ cả. Nói thì dễ nhưng làm thì rất khó. Thậm chí một chút thực tế, một chút khó khăn nho nhỏ thôi họ cũng chưa từng làm, họ chưa từng đụng tay tới, và họ chả bao giờ hiểu được nó thế nào. Giống như thầy giáo chê bai học sinh “Có vậy mà không làm được”, nhưng khi ông ta bắt tay vào làm thì cũng TỊT vậy. Theo ý kiến chủ quan của mình, muốn làm thầy thì tốt nhất nên làm thợ trước đã, hoặc chí ít cũng phải trải qua những trải nghiệm của thợ vẫn làm hàng ngày.
Về giáo dục đại học thì mình cũng đánh giá cao trong TP hơn. Bằng chứng là mình đã tham khảo qua rất nhiều video về chuyên ngành mình học, và tất cả đều đến từ SG chứ không phải HN, và nó mang ý nghĩa thực tiễn hơn rất nhiều. Nhưng nó cũng không hoàn toàn như vậy. Rất nhiều sv tại HN vẫn rất hài lòng với những gì họ học được ở trường, không phải ai cũng trải qua những trải nghiệm “đáng quên” như mình.
Như mình đã nói, bài viết này không có nghĩa lý gì với những người đã và đang học tập tốt tại đại học, nhưng có thể nó sẽ có ý nghĩa với những người còn lại 🙂
Cảm ơn chia sẻ của bạn.
Hj. Vâng, học ĐH e mới biết suy nghĩ phản biện đấy. Với cả giờ có nhiều cách để học mà, chỉ cần biết English có thể xem vô cùng nhiều video về đủ loại chuyên ngành học của nhiều trường đại học nổi tiếng trên thế giới, ví dụ qua iTunes U chẳng hạn. Vấn đề chỉ là thực hành, thực tập, thực tế như thế nào và học cái gì thôi. E cũng k hiểu lắm nhưng đọc báo thấy nhiều người nhất là du học sinh áp dụng những cái ở nước ngoài mà ở Việt Nam chưa có và cuối cùng thành công.
Cũng may mắn khi chúng ta sinh ra cùng Internet, chứ trước đấy chỉ 10 năm thôi muốn làm mọi thứ đều phải tự làm một mình hết, không có ai dạy, không có ai chia sẻ. Giờ muốn cái gì chỉ cần vào Google tìm kiếm là ra hết. Nếu tiếng Anh tốt thì còn nhiều nguồn và phong phú hơn nữa. Nước ngoài có mấy trang học trực tuyến như Udemy, Lynda, Coursera cũng hay. Nhưng thú thực là anh thích học cái gì rồi làm được luôn hơn, thế nên muốn học cái gì anh hay tham khảo những cuốn dành cho dummy rồi thực hành luôn. Mà phải là thực hành thực tế thì mới có kích thích, còn thực hành với những bài dạng “cho sẵn” thì không thấy hứng thú, không hiểu sao nữa, hehe.
Nếu đây là quan điểm cá nhân thì cũng được. Em nghĩ nên đổi tên bài viết thành : ” Đại học không phải là con đường duy nhất” thì nghe đỡ cực đoan hơn. E cũng đã học ĐH Y hơn 6 năm ở Hà Nội, e cũng k rõ mấy trường khác ra sao nhưng cũng thấy bạn bè học có vẻ nhàn và lý thuyết, còn học Y thì thực hành nhiều và trở thành BS thì k thể k qua con đường ĐH được. E cũng nghĩ GD có phần lạc hậu . K biết a có đọc 1 bài báo phỏng vấn sinh viên ĐH Havard hay gì đó của Mỹ về ” Mục tiêu của bạn là gì” thì chỉ có 10% số người có câu trả lời rõ ràng và sau này thành công lớn, còn lại đa phần đều k rõ mình muốn gì, vậy thì sẽ tập trung vào đâu đây, làm sao có động lực?? Steve Jobs hay vài người nổi khác chỉ là số ít người bỏ học mà thành thôi, e nghĩ nó chỉ nói lên rằng “cơ hội là dành cho tất cả mọi người”, với bản thân e thì cơ bản chủ động với ý nghĩ :” học ĐH là tự học dưới hướng dẫn của GV”, sau khi Tốt nghiệp e thấy m đã có được chuyên môn, từ kém giao tiếp, nhút nhát trở nên mạnh dạn chủ động, tranh thủ học kỹ năng mềm, cách suy nghĩ rộng hơn, tư duy rõ ràng, biết ưu tiên điều quan trọng, nhiều điều trước đây k dám làm hoặc nghĩ k làm được thì Hà Nội có rất nhiều tấm gương để m thay đổi suy nghĩ đó đi,giao tiếp English, gặp gỡ được nhiều người tài năng, những người du học nổi tiếng, thiết bị máy móc hiện đại mà các tỉnh lẻ không có được, tác phong đúng giờ, nghiêm túc và chuyên nghiệp, đi chơi và hiểu biết nhiều điều về Hà Nội hay từ chưa biết tán gái thì trở nên…., bạn bè thì tứ phương,… Nói chung ngoài những người sa ngã, thất nghiệp ( nước nào chả có) thì vẫn luôn có ít nhất 10% ( chắc thế) hưởng lợi từ ĐH, ai cũng cần chủ động thay đổi bản thân chứ chờ ĐH thay đổi thì tốt nghiệp rồi. Ah! Anh Lai H ơi, a cẩn thận đừng viết hoặc gỡ mấy chủ đề nhạy cảm này đi, cái này có phần liên quan politic đấy, Haivl vừa bị…break down. Be care!!
Cảm ơn những lời góp ý của em. Anh cũng thấy vậy, tốt nhất chúng ta không nên nói về chính trị và những chủ đề nhạy cảm. Không chỉ nguyên haivl mà rất nhiều các trang khác cũng phải sập tiệm sau đợt càn quét vừa rồi. Có điều Chính Em là trang giúp mọi người tiến bộ nên chắc không ai phá mình tới bến đâu 🙂
Chính xác, bài này chỉ là suy nghĩ cá nhân của anh. Rất rất nhiều người vẫn hài lòng với môi trường họ đang học tập và sinh sống. Thực ra những phản hồi như vậy sẽ tốt hơn nhiều so với việc tất cả đều đồng tình với suy nghĩ cá nhân của anh. Vì nó chỉ chứng minh sự suy thoái của giáo dục hiện tại.
Ngoài ra trường em theo học cũng là một trong những ngôi trường có đầu vào cao nhất, thế nên anh cũng tin nó đủ chất lượng để sinh viên theo học. Thực tế thì ông già anh khi xưa cũng học Y 6 năm và ông cũng không có phàn nàn gì về chất lượng giảng dạy cả.
bài viết đúng vs suy nghĩ của e bh luôn, học đến năm 3 đại học và nhìn lại thì thấy mình chẳng được gì ,mặc đây là ngành bm e yc học và đảm bảo ra trường sẽ xin việc cho e ngay .nhưng mà e hoàn toàn k có hứng thú với ngành học này . e dự đinh khi ra trường sẽ đi học nghề mà mình thích (sửa chữa ô tô)để tự tạo dựng sự nghiệp riêng . A nghĩ sao ạ
Em nên làm như vậy, cuộc đời của em là ván bài của em chứ không phải của bố mẹ em. Nhưng như anh đã nói, chúng ta không biết mình thích cái gì cho đến khi trải qua việc đó, thế nên anh nghĩ em nên tốt nghiệp đh và thực hiện mong muốn của mình.
Hiện tại em đang dự định xin vào cơ quan nhà nước làm, anh nghĩ thế nào ạ
Vấn đề này thì cũng nan giải lắm. Nó phụ thuộc vào sở thích và điều kiện của mỗi người.
Điều kiện: Nếu nơi em ở mọi người đều làm nhà nước thì dĩ nhiên em nên làm nhà nước. Nhưng nếu em ở TP lớn, thì em có thể cân nhắc tới việc xin công ty ngoài hoặc kinh doanh
Sở thích, tính cách: Nếu em tôn trọng sự tự do và tài năng thực sự thì nên làm ngoài, còn nếu em chú ý đến sự nhàn hạ, ổn định, và có cơ hội thăng quan tiến chức thì nên làm nhà nước.
Nói làm công ty ngoài thì nghe “oách” hơn chút xíu, nhưng hiện nay vẫn còn nhiều doanh nghiệp mang hơi hướng nhà nước và tác phong làm việc cũng không khác gì nhà nước là mấy. Thế nên nếu em hướng vào nhà nước thì anh nghĩ đó không phải là lựa chọn quá tệ.