Overthinking: Khi Người Trẻ Vật Lộn Với Hội Chứng “Nghĩ Quá Nhiều”


Hy vọng bạn thích chủ đề này. Với mỗi chủ đề tôi đều cố gắng khai thác nội dung sâu nhất có thể.

Nếu mua sách hay khóa học lần đầu Lai H. tặng bạn mã NEW5 để được giảm thêm 5% nhé.


Overthinking là gì? Có thể hiểu là tình trạng suy nghĩ quá nhiều. Bạn dành quá nhiều thời gian và năng lượng để vắt óc suy nghĩ về tình huống.
Bài viết cùng chủ đề
(Khóa học online học mọi lúc mọi nơi)

Lần đầu tiên tôi trải qua hội chứng overthinking “rõ rệt nhất” là khi sử dụng chất kích thích năm 19 tuổi. Ngược lại với việc cảm xúc thăng hoa, lên đỉnh của buổi tối hôm trước. Ngày hôm sau đầu óc của tôi bị dày vò bởi những suy nghĩ như: Mình đã làm gì lố? Thằng Nam chơi không đẹp? Em Linh còn thích mình không? Rồi mấy hôm nữa tiền đâu mà ăn? Rồi việc học hành bết bát quá? Rồi cứ thế này thì tương lai mình sẽ đi về đâu?

Nếu bạn đã từng kinh qua 3 cái thứ “hại não” đó. Bạn sẽ biết suy nghĩ của mình sẽ bị “dẫn lú” đi bất cứ đâu.

Và lần thứ 2 rõ rệt không kém, đó là khi tôi gánh khoản vay nặng lãi chỉ 1-2 năm sau đó. Mỗi ngày tôi chỉ mong xoay sở được chút tiền để đóng lãi. Ăn không ngon, ngủ không yên. Đêm nằm tay vắt trước trán sáng hôm sau dậy vẫn y vân. Ở một vài thời điểm khó khăn nhất, tôi đã có ý định tự kết liễu bản thân nhưng thật may “mình vẫn chưa ngu đến vậy”. Nghĩ lại đó thật là khoảng thời gian tồi tệ nhất trong đời tôi, tôi không bao giờ muốn sống như vậy nữa!

Vậy overthinking là gì? Dưới đây là những điều bạn nên biết, để tránh gặp phải những “khổ ải” như tôi.

Overthinking là gì?

overthinking la gi

Vậy thì overthinking nghĩa là gì? Overthinking, over thinking, hay những hành động overthinking, có thể hiểu là tình trạng suy nghĩ quá nhiều. Bạn dành quá nhiều thời gian và năng lượng để vắt óc suy nghĩ về tình huống. Và không phải là suy nghĩ một cách bình thường, mạch lạc. Thay vào đó, bạn thường có xu hướng phóng đại vấn đề, làm phức tạp tình huống một cách không cần thiết.

Ví dụ như khi hẹn hò về, bạn lo lắng rằng vì tóc của mình mọc chân đen nhiều. Và vì nó không đồng màu với màu tóc nhuộm của bạn nên đối phương sẽ quay sang không thích bạn nữa.

Người bị overthinking thường có xu hướng lo nghĩ về những thứ trong quá khứ và ở tương lai. Họ phân tích rồi nghiền ngẫm mọi khía cạnh của vấn đề. Thậm chí đó là những chi tiết nhỏ nhất. Tệ hơn nữa, họ thường đưa ra những kịch bản và tình huống KHÔNG CÓ THẬT, hoặc không bao giờ xảy ra. Và sau đó thì căng thẳng, lo âu, mất ăn mất ngủ.

Có người em từng kể với tôi là cậu ấy hiện đang nợ 30 triệu. Cậu ấy chán nản, không muốn sống, bởi vì cậu ấy nghĩ rằng khoản nợ 30 triệu đó sẽ chặn đường sống của cậu. Và lo lắng rằng cả đời này sẽ chả lo được món nợ đó. Rồi bố mẹ biết sẽ thất vọng, cậu chả còn chuyên tâm làm việc được. Tôi nói: “Nếu em biết số nợ của tất cả những người ngoài đường mà em gặp. Em sẽ thấy khoản nợ của em chỉ tựa sợi lông hồng.”

Dấu hiệu bạn đang overthinking, suy nghĩ nhiều

Trong 10 triệu chứng overthinking dưới đây mà bạn gặp phải trên 5 triệu chứng. Có thể hiểu là bạn đang mắc phải hội chứng overthinking.

  1. Lo lắng quá mức về những vấn đề không đáng bận tâm. Hoặc lo lắng về tất cả vấn đề.
  2. Rất khó khăn trong việc tập trung. Ngay cả đó là những việc quan trọng, hay cấp thiết, cần phải hoàn thành, hoặc ngay cả khi chạy deadline.
  3. Overthinking quá nhiều về quá khứ và tương lai. Thường là những tình huống không thể thay đổi trong quá khứ. Và những tình huống khó có khả năng xảy ra.
  4. Cái đầu của bạn tự tạo ra quá nhiều kịch bản tưởng tượng. Nói về kịch bản để lo âu, bạn là người viết kịch bản giỏi nhất.
  5. Không ngủ được, hoặc chỉ ngủ được 2, 3 tiếng vì mải chạy theo những suy nghĩ.
  6. Đầu óc thường xuyên căng thẳng do overthinking.
  7. Thường xuyên tự đánh giá bản thân một cách tiêu cực.
  8. Tình trạng tinh thần biến đổi nhanh. Khi vui thì cơn vui rất nhanh, rồi ngay sau đó biến đổi thành lo âu, căng thẳng và dừng chân ở trạng thái này lâu hơn.
  9. Luôn luôn thấy bản thân ở tình trạng quá tải, vận hành mọi thứ một cách mệt mỏi.
  10. Rất thử thách, khó khăn để quyết định việc gì đó. Bởi có quá nhiều suy nghĩ mâu thuẫn nhau.

Đó là dấu hiệu bạn overthinking rồi đấy. Vậy đâu là nguyên nhân tại sao bạn lại overthinking?

Nguyên nhân dẫn đến việc bạn overthinking?

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc tại sao bạn lại rơi vào hội chứng overthinking. Dưới đây là một số nguyên nhân.

Thiếu tự tin: Khi tình huống xảy đến, trong đầu mỗi người đều có nhiều suy nghĩ. Nhưng nếu tự tin quyết đoán, bạn tin vào cái suy nghĩ mãnh liệt nhất của mình, overthinking sẽ không diễn ra. Mặt khác, nếu không tin tưởng vào khả năng và đặt ra quá nhiều câu hỏi về khả năng, overthinking chắc chắn sẽ xảy đến. Đó là lý do khi bắt chuyện với một cô gái, tôi thường khuyên bạn đếm từ 1 đến 3. Đếm đến 3 là bạn phải bắt chuyện rồi. Còn không, não của bạn sẽ chìm đắm với hàng tá suy nghĩ và không hành động.

Quá tải thông tin: Với một xã hội quá tải thông tin như hiện nay. Lên mạng bạn thấy người này nói thế này, người kia nói thế kia, còn bạn suy nghĩ thế khác. Bạn không biết làm gì cho đúng thế nên bạn overthinking.

Tổn thương tinh thần: Khi từng tổn thương vì một thứ gì đó, bạn khó lòng lạc quan ở tình huống đó tương tự trong tương lai. Rất nhiều người bị bạn gái phũ, và sau đó mất niềm tin luôn vào phụ nữ. Đó là lý do bạn overthinking.

Không tập cho đầu óc giải quyết vấn đề: Có 2 kiểu người trên cuộc đời này. Một là những người khi vấn đề xảy ra, họ chỉ vẩn vơ với những suy nghĩ. Đó là những người overthinking. Còn kiểu thứ 2 là những người luôn tìm giải pháp cho vấn đề. Cả 2 kiểu này đều suy nghĩ. Nhưng kiểu số 2 bởi vì họ đã giải quyết được vấn đề thế nên họ sẽ không bận tâm suy nghĩ nữa. Còn kiểu số 1 thì không, họ vẫn overthinking bởi vì vấn đề chưa được giải quyết.

Phân loại các kiểu suy nghĩ quá nhiều, overthinking

Dưới đây là 9 kiểu overthinking mà chúng ta thường gặp trong đời sống hàng ngày.

  1. Overthinking về quá khứ.
  2. Overthinking về tương lai.
  3. Suy nghĩ theo chủ nghĩa hoàn hảo.
  4. Suy nghĩ theo chủ nghĩa xã hội. Nghĩa là lo lắng về việc bị người khác đánh giá.
  5. Overthinking vì không quyết định được vấn đề.
  6. Suy nghĩ tệ hại. Như đã nói, bạn thường tạo ra những kịch bản tệ nhất, và xấu nhất cho tình huống của mình.
  7. Suy nghĩ quá nhiều về sự hối tiếc, ám ảnh trong quá khứ.
  8. So sánh quá nhiều. Bạn bị ám ảnh phải so sánh mình với người khác, hoặc thành công của người khác.
  9. Overthinking vì quá tải thông tin.

Tác hại của overthinking?

Overthinking lâu ngày sẽ dẫn tới những tác động rất xấu tới tâm lý, tinh thần và sức khoẻ của bạn. Dưới đây là một số tác hại điển hình.

  • Căng thẳng lo âu.
  • Thường xuyên mất ngủ.
  • Suy giảm hệ thống miễn dịch. Nghe có vẻ lạ đời, nhưng vấn đề là vậy: stress tăng thì miễn dịch phải giảm.
  • Giảm hiệu quả trong công việc và học tập.
  • Mối quan hệ bị tác động xấu. Không ai muốn giao thiệp với người để ý vụn vặt, hay bận tâm quá nhiều khi tương tác cả.
  • Suy giảm chất lượng cuộc sống.
  • Tình trạng tinh thần biến đổi.
  • v.v…

Cách khắc phục tình trạng overthinking?

overthinking

Để mà nói, tôi cũng thuộc tuýp người overthinking. Khi còn trẻ thì tôi cũng overthinking về đủ thứ. Và dưới đây là cách tôi thực hiện để khắc phục. Hiện tại trong 9 kiểu overthinking thì tôi chỉ còn mắc duy nhất 1 thứ đó là suy nghĩ hoàn hảo, không bỏ được. Đôi khi nó khiến tôi mất rất nhiều thời gian. Ví dụ như viết sách Giải mã bí ẩn phái đẹp mỗi cuốn có thể mất tới 1 năm. Làm khoá học Giải mã thực chiến tin nhắn, hay khoá học Giải mã thực chiến trò chuyện cũng mất tới hơn 1 năm. Nó khiến tôi mất đi “tốc độ”. Nhưng bù lại nó cũng giúp tôi kỹ càng hơn trong việc thực hiện. 50% xấu, 50% tốt.

Oke, dưới đây là cách mà tôi khắc phục. Và phần đông trong số đó cũng là lời khuyên của chuyên gia.

Đã là vấn đề, nó cần được xử lý

Đèn tắt khi dầu cạn, người hết suy nghĩ khi nằm xuống. Còn đã là vấn đề, bạn sẽ phải nghĩ mãi về nó nếu vấn đề chưa được xử lý.

Ví dụ vừa rồi xe tôi mới hỏng thước lái, chi phí thay thước lái lên tới vài chục triệu rất tốt kém. Xe thì đã hết bảo hành, còn bảo hiểm dĩ nhiên không chi trả. Bởi vì tiếc tiền thế nên tôi cứ vứt xe một chỗ. Bạn biết không? Trong khoảng 1 tháng như vậy, đêm tôi ngủ không ngon, đầu óc lúc nào cũng suy nghĩ. Luôn tự vấn là tại sao cái thước lái của mình lại hỏng? Của người ta có hỏng đâu? Tôi không chấp nhận được sự thật chỉ vì mình đen đủi nên thành ra như vậy. Mỗi khi đi taxi tôi lại nghĩ, mỗi khi làm việc tôi nghĩ, mỗi khi nằm không tôi cũng nghĩ. Đại loại tôi nghĩ về nó 24/7, và luôn luôn là những cảm giác khó chịu và tiêu cực.

Đoán xem, tôi chỉ không suy nghĩ nữa khi vấn đề đã được giải quyết. Khi thay được thước lái mới, tôi gần như không còn chút suy nghĩ gì nữa luôn. Overthinking lúc này đã được giải quyết.

Nhớ nhé, đã là vấn đề, nó cần được xử lý. Đó là điều quan trọng nhất!

Nguyên nhân overthinking là gì?

Hãy cố gắng lục lọi ký ức, và cố gắng phát hiện ra nguyên nhân mình đang overthinking là gì? Khi bạn biết được nguyên nhân, bạn mới tìm được hướng khắc phục.

Ví dụ nếu bạn thường xuyên lo lắng người khác nghĩ mình không tốt, không đẹp, không chuyên nghiệp, không gì đó.. thì chỉ đơn giản là bạn đang mắc hội chứng overthinking xã hội. Khi bạn biết nguyên nhân như vậy, bạn sẽ biết không phải mình có vấn đề gì về không tốt, không đẹp, không chuyên nghiệp… mà chỉ bởi mình bị overthinking về vấn đề đó. Và điều này không tốt. Cần loại bỏ nó càng sớm càng tốt.

Vận động cơ thể

Có một vài thời điểm rõ rệt nhất mà một thằng con trai như tôi ý thức được việc mình “quên suy nghĩ”.

Thứ nhất là khi say sưa chơi game.

Thứ 2 là khi ăn gì đó ngon miệng.

Thứ 3 là khi uống rượu bia.

Và thứ 4 là khi vận động cơ thể.

Nếu bạn áp dụng 3 thứ đầu tiên. Nó chỉ khiến bạn tạm quên mọi thứ thôi, nhưng kỳ thực sau đấy bạn lại nghĩ nhiều hơn và tệ đi. Chỉ có cách số 4 là giúp bạn toàn diện.

Tập thể dục, chơi thể thao, tập gym. Nó là cách rất tốt để bạn không những gián đoạn overthinking. Mà nó còn giúp bạn có được những suy nghĩ tích cực hơn, để bù đắp cho việc suy nghĩ nhiều. Đa phần là những suy nghĩ tiêu cực mà trước đó bạn có.

Đánh giá lại suy nghĩ

Một trong những cách tiếp theo mà tôi thường sử dụng để khắc phục overthinking, đó là đánh giá lại suy nghĩ.

Khi nhận thấy bản thân đang overthinking một thứ gì đó. Là khi mà suy nghĩ cứ lặp đi lặp lại nhiều lần trong ngày. Tôi sẽ đánh giá lại suy nghĩ. Tôi tự hỏi: “Tình huống này có nên đáng lo không?” Hoặc “Việc này có đáng bận tâm không?”

Nếu đáp án là CÓ. Tôi sẽ tìm phương án để giải quyết vấn đề.

Nếu đáp án là KHÔNG. Tôi sẽ gạt bỏ những suy nghĩ đó đi để tập trung cho phần chất lượng còn lại của cuộc sống.

Gặp gỡ chuyên gia

Tôi nghĩ với 4 phương pháp phía trên, 90% những người overthinking đã tìm được giải pháp và tháo gỡ hội chứng suy nghĩ nhiều của mình rồi.

Nhưng nếu bạn thuộc 10% còn lại. Với triệu chứng overthinking nặng hơn, và ảnh hưởng nghiêm trọng hơn tới cuộc sống của bạn. Lúc này, bạn có thể tham khảo tư vấn của chuyên gia, hay bác sĩ. Đôi khi dùng thuốc hay trị liệu trong thời gian này lại là phương án tối ưu hơn cả.

Giải đáp thắc mắc về overthinking?

Overthinking là gì?


Overthinking, hay những hành động overthinking, có thể hiểu là tình trạng suy nghĩ quá nhiều. Bạn dành quá nhiều thời gian và năng lượng để vắt óc suy nghĩ về tình huống, thường phóng đại vấn đề và làm phức tạp tình huống một cách không cần thiết.

Nguyên nhân dẫn đến việc bạn overthinking?


Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc overthinking, bao gồm thiếu tự tin, quá tải thông tin, tổn thương tinh thần, và không tập cho đầu óc giải quyết vấn đề.

Tác hại của overthinking là gì?


Overthinking có thể dẫn đến cảnh căng thẳng, lo âu, mất ngủ, suy giảm hệ thống miễn dịch, giảm hiệu quả trong công việc và mối quan hệ, cũng như ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và tâm lý.

Cách khắc phục tình trạng overthinking?


Để khắc phục overthinking, bạn có thể xử lý vấn đề ngay khi nó xảy ra, vận động cơ thể bằng việc tập thể dục, đánh giá lại suy nghĩ của mình, và nếu cần hãy gặp chuyên gia hoặc bác sĩ để được tư vấn.

Làm thế nào để ngừng overthinking?


Để ngừng overthinking, bạn có thể tập trung vào giải quyết vấn đề khi nó xảy ra, vận động cơ thể, đánh giá lại suy nghĩ của mình, và nếu cần, tìm sự tư vấn từ chuyên gia hoặc bác sĩ.

Kết luận

Overthinking hay suy nghĩ quá nhiều. Nếu dừng ở mức thông thường, đôi khi nó cũng đem lại một số lợi ích. Chẳng hạn như phân tích vấn đề, nhìn nhận vấn đề ở mức thấu đáo hơn. Hoặc tìm ra phương án tối ưu nhất cho tình huống mình gặp phải.

Nhưng nếu quá chìm đắm trong overthinking. Nó sẽ khiến cuộc sống của bạn bị ảnh hưởng. Mất cân bằng tâm lý, sức khoẻ, tinh thần. Cũng như mối quan hệ và công việc bị ảnh hưởng rất nhiều. Thế nên, hãy lưu ý và giải quyết overthinking sớm nhất có thể nhé.


(Khóa học mới nhất vừa khai giảng..)

Viết một bình luận

Đã thêm item vào giỏ hàng.
0 item - 0