Lười biếng là gì? Là nhắm mắt, buông tay khi cơ hội vẫy gọi.
Lười biếng là gì? Là không chịu cố gắng vươn lên trong cuộc sống.
Lười biếng là gì? Là gặm nhấm những cay đắng, tủi nhục đến hết đời.
Để tôi cho bạn biết một điều…
“Là gì?” Bạn tự hỏi.
“Kẻ lười biếng là ông anh ruột của kẻ ăn xin.”
Và bạn chính là đứa em trai nếu mãi tiếp tục sống như vậy. Bạn của tôi ạ!
Lười biếng là gì?
Để giúp bạn hiểu lười biếng là gì, tôi sẽ cắt nghĩa từng từ một.
Lười: Là trạng thái ngại lao động, không muốn vận động và thiếu sự cố gắng. Từ này thường đi kèm động từ phía sau để tănng mức độ cụ thể như: Lười học, lười làm, lười vận động, lười yêu…
Biếng: Cũng là một từ tương tự lười. Nó ám chỉ cá nhân hiện ở trạng thái không hứng thú. Hoặc chán làm một điều gì đó như vận động, ăn uống. Chẳng hạn như biếng làm, biếng ăn…
Như vậy, chung quy lại, lười biếng là trạng thái mà cá nhân không thích vận động, ngại làm việc chân tay, hời hợt khi làm việc.
Hay nói theo một cách dễ hiểu hơn là rất lười, vừa lười vừa làm biếng, mắc bệnh lười, lười nhân đôi.
Biểu hiện của người lười biếng là gì?
Biểu hiện chung của người lười biếng đó là luôn tìm cách trốn tránh khi phải làm việc.
Họ tạo ra vô vàn những lý do để né tránh để không phải nỗ lực hay cố gắng.
Họ dễ bỏ cuộc khi đương đầu thử thách, khó khăn.
Đồng thời, những kẻ lười thường kệ xác sự việc. Trôi đi đâu về đâu cũng được.
Bởi bản thân họ không nhìn thấy bản thân phải cố gắng. Thay vào đó họ ỉ lại và dựa dẫm.
Họ không dám đứng lên đối mặt với trách nhiệm mà luôn đùn đẩy hay chối bỏ.
Đặc biệt những kẻ luôn than vãn và đổ lỗi cho hoàn cảnh, 100% đều là những kẻ lười nhác.
Nguyên nhân của sự lười biếng?
Tiếp đến chúng ta sẽ cùng tìm hiểu nguyên nhân của sự lười biếng là gì nhé.
Do được bao bọc quá nhiều
Cần biết rằng, 13 năm trước tuổi dậy thì đa số chúng ta đều dựa dẫm và phần lớn là yếu ớt. Ít ai ngay từ bé đã có thể tự lập và chăm chỉ được.
Chính khoảng thời gian đó cộng với việc được gia đình quá nuông chiều và bảo bọc. Dẫn đến khi trưởng thành họ giữ thói quen của một kẻ lười nhác, ăn hại.
Họ đứng sau cái bóng và dựa dẫm. Họ không chịu hy sinh quyền lợi bản thân. Khi mọi thứ đã ăn sâu vào nhận thức. Lúc này lười biếng sẽ trở thành căn bệnh rất khó chữa.
Do lười nạp kiến thức
Nguyên nhân tiếp theo đó là do lười nạp kiến thức.
Để tìm hiểu hay chinh phục một vấn đề gì đó nó tiêu tốn rất nhiều thời gian và công sức.
“Ôi để học giỏi môn này sao mà khó thế. Đi ngủ đã, mắt díu lại rồi.”
“Mình muốn làm một cái web. Nhưng không muốn học code, không muốn viết bài, không muốn seo. Thôi, bỏ cuộc.”
“Mình muốn giàu. Nhưng ngại kinh doanh, cũng chả biết đầu tư thế nào. Thôi, giàu nghèo có số hết rồi.”
Quả thực, lười biếng rất dễ hình thành nếu bạn không chịu nạp kiến thức. Đứng trước hàng tá việc không tên thì có ai mà không nản chí?
Người lười luôn nghĩ “còn có thể”
Điển hình của người lười, đó là họ luôn nghĩ mọi thứ đều có thể làm lại lần 2, thậm chí là còn có thể nhiều lần khác nữa.
“Thôi đi ngủ mai học. Giờ mới đầu học kỳ mà.”
“Công việc hôm nay cứ để mai tính. Deadline vẫn chưa đến.”
Nếu bạn suy nghĩ như vậy thì có nghĩa KHÔNG BAO GIỜ thành công được. Trong lúc bạn còn đang tìm cách khắc phục lười biếng là gì thì người khác đã chớp lấy cơ hội, cướp lấy ý tưởng. Và ngồi tận hưởng thành quả mà nếu chăm chỉ có lẽ bạn đã được hưởng rồi.
Hậu quả của lười biếng là gì?
Ảnh hưởng sự phát triển của xã hội và bản thân
Cha chung không ai khóc.”
Có nghĩa rằng việc chung chả ai quan tâm.
Câu nói này được người xưa sử dụng rất nhiều. Đó là bởi thời bao cấp, làm nhiều hay làm ít thì cũng có ăn. Người lười hay người chăm chỉ cũng vậy. Sao phải mệt sức?
Thời đó qua lâu rồi. Và nếu giữ cái lề thói đó thì xã hội sẽ không bao giờ phát triển được.
Còn bây giờ thì làm nhiều ăn nhiều, làm ít ăn ít. Ai chăm chỉ thì sẽ có thành công. Còn người lười? Ảnh hưởng xã hội đó chỉ là hậu quả mang tính phong trào, một cuộc đời tối tăm mới là hậu quả mà cả cuộc đời bạn sẽ phải gánh chịu.
Mất đi nhiều cơ hội
Đáng cười! Ngay cả bản thân những người lười lại chẳng ưa những kẻ lười biếng khác.
Chẳng ai muốn làm đồng nghiệp với những kẻ ỉ lại, và cũng chẳng ai muốn giao phó công việc quan trọng cho một kẻ không có chí tiến thủ.
Những người lười là những người tự đào hố chôn cho mình. Họ tự mình gạt đi quá nhiều cơ hội để phát triển, để thành công.
“Tại sao người ta may mắn?”
“Tại sao cơ hội chỉ đến với người khác mà không đến với mình?”
Nhưng thực tế thì cơ hội đến rồi, chỉ tại người lười chẳng đưa tay nhận lấy. Họ tự bỏ qua cơ hội của chính mình.
Lười biếng là gì? Phải tự chịu cảm giác bị xa lánh
Vì đặc trưng của lười biếng là sự lây lan. Chính vì thế mà những kẻ lười nhác luôn bị mọi người xung quanh xa lánh vì không muốn nhiễm tính lười giống họ.
Đơn giản vì những người chăm chỉ và muốn phát triển sẽ không phí thời gian để giao du với những kẻ làm biếng, ỉ lại.
Bản thân những người lười biếng luôn không bao giờ nhận trách nhiệm. Thay vào đó họ đùn đẩy trách nhiệm cho người khác.
Điều này khiến mọi người xung quanh không muốn lại gần. Từ đó, kẻ lười sẽ bị đào thải khỏi tập thể, tự mình hủy hoại chính bản thân và cơ hội sau này của mình.
Làm sao để vượt qua lười biếng?
Oke, bạn đã biết lười biếng là gì. Đặc điểm, nguyên nhân và hậu quả của lười biếng. Vậy làm thế nào để vượt qua?
Lập kế hoạch và định hướng mục tiêu
Người lười thường không có mục tiêu hay kế hoạch cụ thể. Họ chỉ làm theo cảm tính cũng như sở thích.
Vậy nên, để hết lười thì làm gì cũng phải có kế hoạch.
Chẳng hạn như tôi đang ngồi viết một bài ~2400 từ như vậy. Tôi có lười không? Có chứ. Việc này có mất thời gian không? Có chứ!
Nhưng kế hoạch của tôi hiện tại là đưa Chính Em trở lại top 1000 website lớn nhất tại VN. Vì vậy tôi phải bám sát nó.
Những kẻ lười biếng chính là những kẻ rất kém cỏi trong việc lập kế hoạch. Vậy nên cần phải có mục tiêu để hành động. Từ đó mới hết lười.
Đừng chỉ tưởng tượng ra con đường đi đến thành công, phải ghi rõ từng giai đoạn, quá trình. Như vậy bạn mới không nản lòng và có nhiều động lực để đi tiếp mà không ỉ lại hay làm biếng.
Bạn đồng hành của bạn là ai?
“Hãy cho tôi biết 5 người bạn thân nhất của bạn. Và tôi sẽ cho bạn biết mình là ai?”
Muốn không lười, bạn phải kết giao với người không lười. “Gần mực thì đen gần đèn thì sáng” đúng không?
Hãy kết giao với những người chăm chỉ. Họ là những người có thói quen tốt, và thường cái đầu cũng rất lạc quan và tích cực.
Thay vào đó, nếu chơi với người lười. Bạn sẽ chỉ nhiễm bệnh lười giống họ mà thôi.
Khi có mục tiêu phải bắt tay làm ngay
Sau cùng, mỗi khi bạn có ý tưởng nào đó, hãy bắt tay vào việc và thực hiện ngay chứ đừng trì hoãn và để đó làm sau.
Bởi khi ý tưởng đến là lúc bạn có nhiều năng lượng nhất để làm việc và triển khai. Còn nếu trì hoãn quá lâu, năng lượng bạn dành cho ý tưởng đó sẽ cạn dần. Đến lúc đó bạn sẽ không còn cảm hứng để thực hiện ý tưởng đó nữa.
Vậy nên “Chuyện hôm nay đừng để ngày mai”.
Cũng đừng nghĩ đến chuyện “để đấy làm sau”. Công việc mà tích lại nó sẽ thành núi. Rồi chả mấy chốc bạn sẽ ngập ngụa và không biết phải bắt đầu từ đâu.
Vì thế, hãy tập trung hoàn thành những gì bạn đã đề ra, phải làm việc thì mới thoát khỏi sự lười biếng và ỉ lại được. Cần tạo cho mình thói quen tốt và phát triển bản thân mỗi ngày.
Làm sao để vừa lười biếng vừa thành công?
Oke, chúng ta đã nói đến gần như mọi thứ về lười biếng rồi. Vậy còn gì để thảo luận?
Tôi rất thích khái niệm “tweak” trong công nghệ, hoặc phổ biến hơn là “hack”. Cùng một công việc đó, cùng một lịch trình đó, nhưng bạn sẽ “biến hóa” sao cho phù hợp với tính cách, sở thích, và điểm mạnh của mình.
Nói về chuyện đi làm ngày xưa, bên cạnh việc động não xem mình nên làm gì để nhanh hơn và hiệu quả hơn, tôi cũng tận dụng những gì là điểm mạnh của mình. Ví dụ phần mềm này giúp tôi công việc này, phần mềm kia giúp tôi công việc kia, tất cả đều tự động. Thế nên một nửa công việc tôi để máy lo. Tôi chỉ cần lo nửa còn lại và vẫn được trả lương cho phần máy làm. Miễn sao công việc của bạn vẫn giá trị và được cấp trên thừa nhận thì chả có gì phải bàn cãi cả.
Dưới đây là những quy tắc để vận dụng sự lười biếng, mà tôi muốn chia sẻ với bạn để thành công hơn.
Thời gian hứng thú của bạn
Trong một ngày sẽ có những thời điểm bạn hứng thú làm việc gì đó. Ví dụ tổng thống Mỹ Donald Trump cứ 2 giờ sáng là viết Twitter, CEO Tim Cook trả lời mail vào 4 giờ sáng, hay như tôi thường viết bài cho blog vào lúc 9 giờ.
Hãy tìm ra thời gian hứng thú của mình và từ bỏ mọi thứ gây sao nhãng xung quanh. Có vậy thì bạn mới vừa lười biếng vừa thành công được.
Tìm cách nhanh hơn và hiệu quả hơn để làm một việc gì đó
Như Bill Gates từng nói, ông luôn muốn thuê người lười biếng để thực hiện những công việc khó khăn tại Microsoft. Bởi những người đó sẽ biết cách hoàn thành công việc nhanh hơn và dễ dàng hơn.
Hãy tìm cách giải quyết vấn đề nhanh hơn và hiệu quả hơn. Thời gian còn lại, hãy tận hưởng sự lười biếng của mình.
Tận dụng mọi thứ có thể khi đã rõ lười biếng là gì?
Nếu làm việc bằng máy tính, hãy cố gắng tận dụng toàn bộ phần mềm, công cụ, hay tiện ích để chúng làm việc giúp mình. Đó là lý do tại sao tôi thích online. Nếu bán hàng offline, bạn sẽ phải giới thiệu từng sản phẩm cho từng người. Nhưng nếu kiếm tiền online, bạn chỉ cần giới thiệu 1 lần duy nhất, mà hiệu quả bán hàng đôi khi còn cao hơn.
Đừng chỉ tận dụng lợi thế máy móc, hãy tận dụng cả con người. Chia sẻ bớt công việc cho người khác. Ví dụ bạn thấy người này có kinh nghiệm chạy quảng cáo, hãy thuê họ vận hành các chiến dịch của mình. Bạn thấy người kia có kỹ năng viết bài, hãy tuyển họ vào team của mình để cùng viết, v.v…
Khi bạn tận dụng mọi thứ xung quanh, bạn sẽ lại rảnh rang, thư giãn, và có thời gian để suy nghĩ xem mình nên làm gì để đem lại nhiều thu nhập hơn và thành công hơn.
Bạn thấy đấy, lười biếng không hẳn đã là một điều quá xấu và tồi tệ. Tôi vẫn sống chung với nó và gặt hái thành công cùng nó mỗi ngày. Có điều bạn cần ghi nhớ, nếu lười biếng tay chân thì bạn phải chịu khó động não. Nếu lười biếng động não thì bạn phải chịu khó tay chân.
Chứ bạn không thể nào vừa lười biếng tay chân mà lại vừa lười biếng động não được. Bởi như ngạn ngữ Pháp có khẳng định.
“Kẻ lười biếng là ông anh ruột của kẻ ăn xin.”
Giải đáp thắc mắc lười biếng là gì?
Lười biếng là trạng thái ngại lao động, không muốn vận động và thiếu sự cố gắng. Đặc điểm của người lười biếng là luôn tìm cách trốn tránh khi phải làm việc và không có mục tiêu cụ thể.
Người lười biếng thường tạo ra nhiều lý do để né tránh công việc, dễ bỏ cuộc khi đối mặt với thử thách và không dám đối mặt trách nhiệm. Họ cũng thường kệ xác sự việc và đổ lỗi cho hoàn cảnh.
Một trong những nguyên nhân của sự lười biếng là do được bao bọc quá nhiều từ thuở nhỏ, khiến cho họ giữ thói quen của một kẻ lười nhác, ăn hại. Lười nạp kiến thức cũng góp phần tạo nên sự lười biếng.
Người lười biếng không chỉ ảnh hưởng đến bản thân mình mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển của xã hội. Họ mất đi nhiều cơ hội phát triển và thường bị xa lánh bởi mọi người xung quanh.
Để vượt qua lười biếng, cần lập kế hoạch và định hướng mục tiêu, kết giao với những người chăm chỉ và bắt tay vào công việc ngay khi có ý tưởng. Cần tìm cách tận dụng thời gian hứng thú của bản thân và giải quyết vấn đề nhanh hơn, hiệu quả hơn.
Tổng kết
Như vậy trong bài viết trên tôi đã chỉ bạn lười biếng là gì?
Rồi đặc điểm, nguyên nhân, hậu quả của việc làm biếng.
Cũng như cách để khắc phục tính lười trong mình.
Ngoài ra, hãy tham khảo cách vừa lười vừa thành công như một góc nhìn mới để tham khảo.
Con người chúng ta ít nhất trong một khoảnh khắc nào đó cũng đã có sự lười biếng xâm chiếm. Nhưng, bạn phải biết vượt qua nó để đi tới thành công.
Có một câu nói rất hay “Con đường thành công sẽ không có dấu chân của kẻ lười biếng”. Nếu muốn được truyền cảm hứng bởi sự chăm chỉ. Hãy bấm nút like page Chính Em để nhận được nhiều thông tin hữu ích hơn từ trang. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng thường xuyên xuất bản các bài viết cũ, mới trên Facebook. Thế nên hãy theo dõi page thường xuyên nhé.