Thất bại là gì ư? Hãy lấy quá khứ của tôi là một ví dụ điển hình cho sự thất bại.
Tôi bị tống cổ khỏi trường đại học. Tôi có thời gian dài chìm trong chất kích thích và “mai thúy”. Tôi từng khủng hoảng vì vay nặng lãi. Tôi bế tắc khi mở cửa hàng rồi đóng cửa hàng vì làm ăn thua lỗ.
Chưa hết, tôi bị bạn bè lừa sạch số tiền cuối cùng mà mình có… ĐÚNG THỜI ĐIỂM CUỘC SỐNG KHÓ KHĂN NHẤT!
Rồi tôi cũng đã trải nghiệm những thành công nhất định. Mặc dù đây chưa phải là thứ thành công mà tôi muốn, nhưng tôi đang dần cảm nhận được nó. Một số thành công phải kế đến chẳng hạn như: Có thể dễ dàng thu hút bất cứ người phụ nữ nào mà mình muốn. Tôi mua được căn nhà đầu tiên năm 26 tuổi. Mua được chiếc ô tô đầu tiên năm 29 tuổi. Ở độ tuổi ngoài 30, tôi có một thu nhập mà đa số bạn bè nhìn vào đều phải nể phục.
Vậy tại sao từ một người thất bại như vậy tôi lại trở thành một người thành công so với bạn bè đồng trang lứa? Đơn giản thôi, tôi ghi ra những dấu hiệu thất bại rồi sau đó bắt đầu tạo thói quen LÀM NGƯỢC LẠI tất cả những thất bại mà mình biết.
Thất bại là gì?
Thất bại là gì? Theo định nghĩa, đó là tình trạng mà mục tiêu hoặc kế hoạch không đạt được theo đúng như dự kiến.
Nói theo cách dễ hiểu hơn, thất bại là khi bạn cố gắng làm điều gì đó, nhưng nó không thành công theo cách bạn mong đợi. Đôi khi, điều này có thể xảy ra vì kế hoạch không tốt, kỹ năng chưa đủ, hoặc vì những tình huống không mong muốn.
Thất bại không phải lúc nào cũng là điều tiêu cực; đôi khi nó mang lại cơ hội học hỏi và cải thiện trong tương lai. Tuy vậy, đa phần dù ít hay nhiều, chúng ta đều cảm nhận thấy sự tiêu cực từ thất bại.
5 thói quen khiến bạn thất bại lên thất bại xuống
Sau khi hiểu thất bại là gì? Hãy cùng tìm hiểu đâu là những thói quen khiến bạn thường xuyên thất bại?
1) Thói quen lười biếng, ghét lao động
Những người thất bại có thói quen xấu là lười biếng. Họ thích giải trí và hưởng thụ, thay vì lao động hoặc chăm chỉ rèn luyện để đạt được thứ gì đó.
Ngày nay, không có quá nhiều đất diễn cho sự thông minh tài năng được gán với cái mác “bẩm sinh” nữa. Ngày nay sự chăm chỉ và mindset rèn luyện không ngừng mới là chìa khoá của vấn đề.
Hãy nghĩ về việc học. Những người học giỏi nhất đều là những người chăm chỉ nhất. Tôi nhớ khi hỏi đứa bạn học giỏi nhất lớp thời ấy, nó nói mình chả học hành gì, chỉ làm bài tập về nhà được giao. Nhưng sau này tôi mới phát hiện nó học như trâu, chăm chỉ như ong, và nói dối như cuội.
Hãy tưởng tượng 2 người cùng tập Gym. Một người cơ bắp tập nhanh lên và một người cơ bắp tập lâu lên. Người thứ nhất thi thoảng bạn mới thấy anh ta tới phòng tập. Khi tập thì uể oải, không đến nơi đến chốn. Trong khi người thứ 2 ngày nào cũng tới phòng tập. Khi tập, bạn sẽ thấy đó là người nghiêm túc nhất mà bạn gặp.
Bạn nghĩ ai sẽ thành công?
Tất nhiên là người tập luyện chăm chỉ. Tất nhiên là người học hành chăm chỉ. Tất nhiên là người làm việc chăm chỉ. Không lẽ bạn nghĩ đó là những anh bạn thất bại, lười biếng, ghét lao động?
2) Thói quen thất bại là gi? Là nghiện thứ gì đó tiêu cực
Tôi là người rất dễ để mắc nghiện thứ gì đó.
Tôi từng nghiện mạng xã hội.
Tôi từng nghiện thuốc lá.
Tôi từng nghiện chất kích thích.
Nên tôi không những hiểu mà còn cảm nhận được những thứ đó tác động tiêu cực tới cuộc sống của tôi thế nào.
Nếu nghiện mạng xã hội, nó khiến cuộc sống của bạn trì trệ. Bạn không tập trung được vào thứ gì, bạn mất sự sáng tạo. Tiền bạc bạn mất đi mỗi ngày.
Nếu nghiện thuốc lá, nó huỷ hoại hơi thở của bạn. Có thể những căn bệnh khác chưa tới, nhưng không có nghĩa là nó sẽ không tới xuyên suốt cuộc đời bạn.
Nếu nghiện chất kích thích, mọi thứ còn tệ hơn. Bởi cả 1 tuần sau đó, đầu óc bạn không tập trung làm được việc gì cả. Ngoại trừ những cảm xúc và dư âm mà những cuộc chơi mang lại.
Khi bạn có những thói quen tiêu cực như vậy. Đừng hỏi tại sao cuộc đời mình lại thất bại.
3) Thói quen xấu tạo ra suy nghĩ độc hại
Nếu thói quen xấu là nghiện mạng xã hội. Dễ hiểu tại sao họ thường xuyên ghen tỵ, hay so sánh bản thân. Hoặc dễ bề quan tâm tới mọi thứ.
Nếu thói quen xấu là nghiện thuốc lá. Họ sẽ dễ bề coi thường sức khoẻ của bản thân cũng như của người khác. Đôi khi, ngay cả việc phả hơi thuốc vào bà bầu hay trẻ con cũng không phải việc họ cấm kỵ. Đáng sợ hơn, họ biến đường phố thành nơi công cộng để thải đờm và nước bọt.
Nếu thói quen xấu là nghiện chất kích thích. Họ sẽ bỏ bê tất cả, và không trách nhiệm với cuộc sống của mình. Chưa kể, họ sẽ cần những khoản tiền nhất định để hiện thực hoá thói nghiện ngập này của mình hàng tháng. Đoán xem, đó không phải là chi phí nhỏ cho những anh bạn trẻ.
4) Thói quen thất bại là gì? Là dìm người khác xuống
Nếu biết ai đó thành công, họ sẽ mật bí cho bạn biết người được đề cập trước đây chỉ là kẻ nghiện ngập. Chắc do may mắn nên mới “bay cao” như vậy.
Nếu ai đó mắc lỗi, họ sẽ cho biết, mình đã không mắc cái lỗi đó cả triệu năm nay.
Những người thất bại sẽ luôn giữ thói quen xấu cho mình, đó là dìm người khác xuống. Để bạn thực sự tin rằng, tất cả những thứ bạn đang nhìn thấy kia đều tầm thường, không đáng được đề cao.
5) Thói quen thường xuyên… bắt lỗi
Thất bại là gì? Là họ luôn luôn tỏ ra mình như thầy của bạn vậy. Bất kể bạn làm gì, làm như thế nào, làm ra làm sao, họ đều có lý do để bắt lỗi bạn.
Khi bạn và anh ta cùng làm việc nhóm. Bạn nghe thấy tiếng chẹp miệng và bản thân bỗng nhiên trở thành trung tâm than phiền. Cho dù bạn thấy mình không làm gì sai cả.
Bạn bị cười nhạo khi thay đổi kiểu tóc, buộc dây giày theo hướng dẫn trên mạng, và thay đổi phong cách. Họ còn lan toả sự chế giễu đó tới những người xung quanh nữa.
Khi đang nói hoặc chia sẻ quan điểm của mình, ngay lập tức bạn bị cắt ngang và thay vào đó là những suy nghĩ và tư tưởng của họ. Theo một cách nào đó, chúng ta vẫn gọi sự cố đó là “chặn họng”.
Đừng mang trong mình 5 thói quen này, nếu không muốn trở thành thất bại nhé.
7 lý do tưởng nhỏ nhưng lại khiến đời bạn thất bại thảm hại
Sau khi hiểu thất bại là gì, cũng như những thói quen thất bại. Hãy cùng tìm hiểu đâu là những lý do khiến đời bạn thất bại thảm hại.
1) Bạn tin vào lời của những kẻ “không khá lên được”
Những kẻ không khá lên được bắt buộc phải có “đồng bọn”, đó là lý do họ muốn kéo bạn xuống, đó là lý do họ muốn bạn “không khá lên được”.
Nếu bạn khá lên, họ cô đơn. Nếu bạn tiến bộ, họ bế tắc. Họ sẽ trầm cảm và không biết phải làm gì với phần đời thất bại của mình.
Vì thế, ngoài mặt họ tỏ ra đồng cảm, tỏ ra mình là anh em tốt. Nhưng trong lòng thì vui sướng, bởi đã có người cùng sống trong cái lỗ tối tăm đó rồi.
2) Thất bại là gì? Là thiếu người cùng chí hướng bên cạnh
Cuộc sống của bạn không khá lên được nếu chỉ bao quanh bởi những kẻ thất bại. Mặt khác, lại thiếu đi người cùng chí hướng.
“Đồng hóa” là quy luật tất yếu của cuộc sống. Gần mực thì đen gần đèn thì sáng. Nếu bao quanh bởi người “không khá lên được”. Chả bao lâu bạn cũng không khá lên được.
Lời khuyên cá nhân, cũng bởi tôi trước kia cũng không tìm được người cùng chí hướng. Vậy nên tôi tìm tới internet, kết giao với người cùng chí hướng. Học hỏi từ những người khiến cuộc đời mình khá hơn. Bất kể đó là những người không quen, chưa hề gặp, hoặc xa tận nửa vòng trái đất.
3) Sai lầm khi nghĩ mình chả có tài năng gì đặc biệt
Chả mấy ai khi sinh ra là có tài năng đặc biệt. Một số được bố mẹ định hướng. Một số vô tình hứng thú với thứ gì đó từ nhỏ. Cũng bởi làm đi làm lại, làm tới làm lui, họ mới khoác theo mình một kỹ năng nào đó: mà chúng ta gọi là tài năng đặc biệt.
Bạn không cần tài năng đặc biệt để thành công. Bạn cần tìm ra thứ mình hứng thú, cân nhắc tiềm năng của nó, theo đuổi nó. Cũng như liên tục cải thiện những bước mình đi.
Cuộc đời bạn khá lên bằng những thứ như vậy. Không phải tài năng đặc biệt!
4) Thất bại là gì? Là biết lầm đường lạc lối nhưng không chịu coaching
Ngày nay có một hình thức rất hay để học, đó là coaching. Người ta mất nhiều năm để tìm hiểu, trải nghiệm, và bạn chỉ mất vài buổi để hấp thu kiến thức.
Tất nhiên, có muốn người ta cũng không thể dạy hết cho bạn tất cả những thứ người ta có. Nhưng bù lại bạn sẽ có đủ hiểu biết, cũng như được truyền năng lượng và cảm hứng để bắt tay vào làm những điều mới.
Tìm cho mình những người cố vấn đáng tin cậy về lĩnh vực muốn tìm hiểu. Đó là cách để cuộc sống của bạn “khá lên” theo cách nhanh nhất.
5) Bạn hài lòng với những gì mình có dù chả có gì
Nếu thành công của bạn là giàu có. Bạn sẽ không hài lòng nếu nợ nần đầm đìa, lãi trả hàng tháng.
Nếu thành công của bạn là khỏe mạnh, bạn sẽ chả hài lòng nổi nếu khoác bên mình một thân hình yếu ớt.
Nếu thành công của bạn là có thật nhiều trải nghiệm, bạn sẽ không hài lòng nếu suốt ngày chỉ ngồi một chỗ và trải nghiệm mọi thứ qua Facebook.
Hãy hài lòng với những gì mình có khi về già. Bạn còn trẻ, bạn phải có khao khát, ước mơ, và tham vọng để có được những thứ mình muốn trong cuộc đời.
6) Thất bại là gì? Là thấy khó là bỏ
Tôi thấy nhiều người cũng lạ, đến phòng tập, bỏ tiền ra thuê PT, nhưng luôn muốn được tập ít hơn so với những gì PT yêu cầu.
Kết quả là gì? Cân nặng họ không thay đổi. Lượng mỡ trên cơ thể không thay đổi. Các khối cơ không phát triển. Càng tập, họ càng tỏ ra uể oải và lười biếng hơn.
Nhiều người cứ nhìn thấy khó khăn là từ bỏ. Vẽ ra một đống ý tưởng, nhưng bắt tay vào làm là lười biếng. Nếu giữ cho mình thái độ như vậy, họ sẽ không bao giờ khá lên nổi ở những thứ họ lao đầu vào.
7) Không cố gắng phấn đấu khi còn trẻ
Thất bại là gì? Là không cố phấn đấu khi còn thời gian.
Còn trẻ, mọi thứ sao thật đơn giản. Cơ hội này qua, cơ hội kia lại đến. Người này bỏ đi, người kia lại xuất hiện.
Nhưng khi bạn có được sự trưởng thành, cùng lúc tuổi tác cũng là rào cản ngăn cách bạn nhiều hơn với cơ hội.
Chả ai muốn tuyển lập trình viên 40 tuổi với cái đầu già cỗi.
Chả ai muốn tuyển một mợ 45 tuổi khó tính làm lễ tân.
Chả chỗ đóng hàng nào muốn nhận gã 35 tuổi với cái đầu khôn lỏi và tinh ranh.
Càng già, cơ hội càng khép lại. Vì thế khi còn trẻ, hãy cố gắng làm thật nhiều việc, lấy thật nhiều kinh nghiệm, và trang bị cho những năm về sau.
Làm 4 điều này để không bao giờ là kẻ thất bại
1) Hãy tập tiêu tiền của chính mình
Trưởng thành, bạn vẫn có thể ăn cơm của bố mẹ, bạn vẫn có thể ngủ ở nhà bố mẹ. Nhưng nếu vẫn tiêu tiền của bố mẹ thì đó là chuyện thực sự KHÓ ĐỂ CHẤP NHẬN!
Không có ý định so sánh, nhưng ở bên Tây 18 tuổi là họ đã ra khỏi nhà và bắt đầu cuộc sống tự lập. Một số muốn học đại học thậm chí còn phải tự vay nợ để trang trải học phí.
Còn ở Việt Nam thì bố mẹ rất tuyệt vời khi sẵn sàng chu cấp và cho tiền con cái ăn học đến khi tốt nghiệp đại học. Một số ra trường khó khăn vẫn nhận được đỡ đần và trợ giúp của bố mẹ.
Ai chả có lúc khó khăn? Ai chả có lúc gặp trục trặc trong cuộc sống? Nhưng nếu bạn báo nhà hết lần này đến lần khác. Dựa dẫm bố mẹ hết lần này đến lần khác. Làm khổ người thân hết lần này đến lần khác thì đó là chuyện KHÔNG CHẤP NHẬN ĐƯỢC.
Thay vào đó, hãy kiếm tiền và học cách tiêu tiền của chính mình làm ra. Có như vậy bạn mới tôn trọng bản thân, tiền bạc. Cũng như nhận được sự tôn trọng của bố mẹ.
2) Tập thói quen không đổ lỗi cho người khác
Đây là điều bạn có thể không muốn nghe: Tất cả những kẻ thất bại đều là NHỮNG KẺ ĐỔ LỖI CHUYÊN NGHIỆP.
Lấy kênh Youtube của tôi làm ví dụ. Đó là nơi để những kẻ loser, thất bại tìm nơi để xả bực tức.
Có những kẻ tán gái thất bại ngoài kia rồi đè tôi ra để chửi rủa. Bởi đơn giản tôi là người dạy về chinh phục.
Có những kẻ vừa nghèo vừa thất bại cũng đè tôi ra để sỉ vả. Bởi tôi có đưa ra một số chỉ dẫn và lời khuyên về tiền bạc.
Nên nhớ, không ai là không thất bại cả. Như cụ tổ của ngành phát triển bản thân Brian Tracy có nói: “Mỗi chúng ta đều là những người professsional trong việc tạo ra thất bại.”
Nhưng điều gì khác giữa một người thất bại tạm thời và một người thất bại mãi mãi?
Well, người thất bại tạm thời họ nhận trách nhiệm cho việc mình làm sai. Họ đúc rút ra kinh nghiệm để sửa đổi. Họ có một thái độ cầu tiến để sẵn sàng thay đổi bất cứ lúc nào.
Chứ nếu bạn chỉ suốt ngày đổ lỗi. Ghen tức với sự tươi đẹp từ cuộc sống của người khác. Phán xét những người giàu có. Và sỉ vả những người chia sẻ kiến thức chân thành như tôi. Thực tình, đó là dấu hiệu bạn sẽ thất bại, và thất bại không ngóc đầu lên được.
3) Tập tin vào bản thân nhiều hơn
Hãy có niềm tin vào bản thân nhiều hơn.
Bất cứ gã KHỔNG LỒ nào cũng có những giai đoạn là kẻ tí hon. Bất cứ một người thành công trong lĩnh vực nào đó đều có giai đoạn THẤT BẠI THẢM HẠI ở chính lĩnh vực mà mình thành công. Có điều người ta không chấp nhận mình trung bình. Người ta không chấp nhận mình kém cỏi. Người ta không chấp nhận mình thất bại. Vậy nên người ta thay đổi để gặt hái những gì mà họ NGHĨ MÌNH XỨNG ĐÁNG ĐƯỢC NHẬN.
Còn bạn thì sao?
Tôi hy vọng bạn chỉ đang thiếu tự tin tạm thời. Tôi hy vọng bạn chỉ đang mất niềm tin tạm thời. Chứ nếu KHÔNG CÓ NIỀM TIN VÀO BẢN THÂN đã là mindset của bạn. Xin chia buồn, hiểu thất bại là gì rồi mà vẫn nghĩ như vậy. Đó là dấu hiệu bạn là kẻ thất bại đến cuối đời. Không thể cải thiện được!
4) Tập thói quen không bỏ cuộc
Để theo đuổi một mục đích bạn cần tới 2 sự dũng cảm. Sự dũng cảm thứ nhất, đó là dũng cảm để bắt đầu. Sự dũng cảm thứ 2, đó là dũng cảm theo đuổi đến cùng điều mình đã lựa chọn.
Chứ nếu bạn chưa ra mồ hôi đã từ bỏ. Bạn chưa bắt đầu đã bỏ cuộc. Đó là dấu hiệu của kẻ vừa thất bại lại vừa hèn nhát. Bạn thậm chí không có nổi chút dũng cảm để bắt đầu.
Cách đây vài tuần tôi có đi tập trở lại sau khi bỏ mất vài tháng vì cuộc sống xáo trộn. Bạn biết đấy, việc đi tập lại chưa bao giờ là dễ dàng cả. Tôi bị sụt cân, mất cơ bắp, sức mạnh và sức bền đều yếu đi rất nhiều.
Tôi thực sự muốn bỏ cuộc như một kẻ thất bại…
Nếu trước đây tôi bench press được mức tạ 90kg – 100kg thì giờ mức tạ 60kg khiến tôi gồng tím tái mặt mày.
Nếu trước đây tôi chạy được 5km thì giờ hổn hên không ra hơi khi chỉ mới qua cây số đầu tiên.
Mệt mỏi là lý do đầu tiên tôi muốn bỏ cuộc. Nhưng lý do lớn hơn, đó là cảm giác THẤT VỌNG VỚI BẢN THÂN.
“Yếu thế mà đòi chia sẻ kiến thức cho ai?”
“Tạ 60kg đứa tập vài tháng còn nâng được, còn mày thì không nâng được?”
“Người vừa yếu vừa mỡ, đúng là quá tệ hại.”
Đoán xem, đó chính là suy nghĩ về bản thân tôi lúc đó. Ngay buổi đầu tiên tôi đã muốn bỏ cuộc. Dẹp hết, dẹp hết! Tôi ước gì vé tập của mình bằng giấy để có thể xé toạc ra luôn.
Nhưng tôi tự nhủ, nếu giờ bỏ cuộc thì không khác gì mình là kẻ bỏ cuộc khi cơ thể chưa toát mồ hôi. Nếu giờ bỏ cuộc thì không khác gì mình là kẻ bỏ cuộc ngay cả khi chưa bắt đầu.
Vậy là mỗi ngày tôi cố gắng một chút. Mỗi lần lên tạ tôi cố gắng hơn một chút. Để đến hiện tại, cơ thể của tôi đã hồi phục lại được 80-90% sức mạnh cũng như cơ bắp so với trước kia.
Đó là cách để vượt qua sự thất bại của chính mình. Thất bại là đương nhiên, nhưng vượt qua nó thì cần phải có bản lĩnh. Và tất nhiên là những người bạn đồng hành tuyệt vời.
Giải đáp thắc mắc thất bại là gì?
Thất bại là tình trạng khi mục tiêu hoặc kế hoạch không đạt được theo đúng như dự kiến.
Đôi khi, thất bại có thể xảy ra do kế hoạch không tốt, kỹ năng chưa đủ, hoặc vì những tình huống không mong muốn.
Thói quen lười biếng và ghét lao động.
Nghiện thứ gì đó tiêu cực, như nghiện mạng xã hội, thuốc lá, hoặc chất kích thích.
Thói quen tạo ra suy nghĩ độc hại.
Dìm người khác xuống.
Luôn bắt lỗi.
Tin vào lời của những kẻ “không khá lên được”.
Thiếu người cùng chí hướng bên cạnh.
Sai lầm khi nghĩ không có tài năng gì đặc biệt.
Lầm đường lạc lối nhưng không chịu coaching.
Hài lòng với những gì mình có dù không có gì.
Thấy khó là bỏ.
Không cố gắng phấn đấu khi còn trẻ.
Tập tiêu tiền của chính mình.
Thói quen không đổ lỗi cho người khác.
Tin vào bản thân nhiều hơn.
Không bỏ cuộc và theo đuổi mục tiêu đến cùng.
Hi anh L. Em đang 28 tuổi. Cái tuổi có nỗi sợ sự cô đơn, sự nghiệp, tiền bạc, tương lai, gia đình. Đôi lúc e cảm thấy bế tắc vô cùng vì dự định nào cũng muốn tham gia nhưng tiền chẳng có. Em ko có ng.y cũng ko có bạn thân, bạn bè cũng ko. Qua loa thì có… Em có bản tính của phần thứ 6. Nhưng e ko bỏ hẳn, mà dừng lại 1 lát rồi lại đi tiếp. Có phải e đang có 1 nỗi cô đơn vô cùng lớn áp chế suy nghĩ của em, hạn chế khả năng của em ko anh? Em muốn tìm 1 ng bạn chân thành. Nhưng xã hội này thực sự khó. Có thể em chưa mở lòng hay thực sự chân thành với ai. Vì có lẽ em lại sợ… E ko sợ thất bại, mà lại sợ lòng người thay đổi.
Tuổi nào cũng có khó khăn riêng em ạ. Vấn đề là e có muốn thoát ra hay không mà thôi
Chào anh Lai, em vừa bước qua tuổi 25. Chinhem đã giúp cho em rất nhiều, cải tạo lại con người em. Cuộc sống của em đã có những bước tiến rõ rệt từ khi học hỏi từ những gì anh viết. Tuy chưa được ổn định lắm nhưng em tin rằng trong tương lai em sẽ khá hơn và sẽ tiếp tục đặt ra những mục tiêu cho bản thân. Cảm ơn anh vì sự cứu rỗi.
You’re welcome my friend!
Xin cảm ơn, những bài viết rất hay và ý nghĩa của a Lai. H
Mình đã học hỏi được rất nhiều.
Tuy cuộc sống của mình, tạm thời chưa ổn, nhưng mình sẽ cố gắng vươn lên.
Ai cũng có thời gian như vậy và phải vượt qua thôi người anh em.
Em chào anh Lai!
Em thấy anh không chỉ có kiến thức về phụ nữ mà còn hiểu biết xã hội nên em có chuyện này muốn nhờ anh tư vấn ạ. em có anh trai làm lắp đặt sửa chữa điều hòa. Mấy năm nay anh chơi lô đề thua rất nhiều tiền. Nhà em đã trả nợ cho 2 lần nhưng bây giờ vẫn thấy chơi tiếp và đang vay lãi để chơi. Em khuyên ngăn nhưng không được và em nghĩ là cũng chả khuyên được. Em rất là thương vì 31 tuổi rồi chưa vợ con, sự nghiệp cũng không. Cứ thế này lại vỡ nợ lần nữa thôi rồi cả nhà lại khổ theo. Nhiều khi em muốn vay tiền để trả cho anh để anh bắt đầu lại cuộc sống nhưng nghĩ là trả tiền xong anh cũng không bỏ được thì vừa mất tiền mà lại đâu vào đó. Mà em bỏ mặc cũng không đành và anh cũng sẽ đi vay lãi để chơi. Thực sự em không biết nên làm thế nào. Mong anh giúp đỡ
Em cảm ơn anh ạ!
Với những người như anh trai em thì thực sự rất khó để thay đổi. Trừ khi cậu ta tự nhận thức được và tìm mọi cách để không tái phạm nữa thôi.
Anh có đứa bạn cũng báo nhà liên tục. Báo đến khi bố mẹ bán nhà rồi ở nhà thuê rồi thì vẫn cứ báo. Chán lắm em ạ. Hơn nghiện ma túy!
Vâng em cảm ơn anh nhiều ạ
Thực sự thấy điều thứ 4 trong bài viết này chuẩn,hiện nay làm ngành nghề nào muốn phát triẻn bản thân nhanh trong ngành đó thì phải có ngừoi cố vấn cho mình
Chính xác!