Bạn đã bao giờ trải qua cảm giác này chưa? Lướt Tiktok hay gì đó và bắt gặp một bạn trạc tuổi, tài năng, thành công và bạn nghĩ: “Sao họ giỏi thế nhỉ?”. Vậy thì chúc mừng bạn đã quay vào ô ÁP LỰC ĐỒNG TRANG LỨA.
Rồi bạn nhấp vào xem thêm một video, rồi lại một video nữa. Lúc này bạn còn thấy họ thậm chí còn giỏi hơn, tài năng hơn, giàu hơn nữa. Không có một chút biểu hiện của đau khổ trên mặt.
Và thế là, đáng ra hôm nay là một ngày tuyệt vời thì bạn lại thấy mình hình như đang tụt mẹ lại đằng sau cả cây số.
Sau hai giờ miệt mài lướt điện thoại, bạn đặt nó xuống, nhìn quanh phòng và lúc này bạn thực sự quên mất mình là ai. Thay vì có hàng triệu người hâm mộ, thì bạn chỉ thấy có người quan tâm duy nhất là bà chủ nhà nhắc tiền chưa đóng. Điều hòa thì hỏng, điện thoại thì muốn đổi từ 2 năm trước giờ vẫn chưa có tiền đổi. Tài khoản thì còn vài chục, thẻ tín dụng thì còn một đống chưa trả được.
Nhưng thực tế thì, mạng xã hội chỉ là một bức tranh hoàn hảo mà người khác muốn bạn thấy. Đừng để những thứ đó làm ảnh hưởng đến cách bạn nhìn nhận giá trị bản thân mà bất mãn.
Áp lực đồng trang lứa là gì?
Áp lực đồng trang lứa (tiếng Anh: peer pressure) là khái niệm diễn tả sự tác động mà một nhóm bạn hoặc những người cùng độ tuổi gây ra đối với: hành vi, suy nghĩ và quan điểm của một cá nhân. Áp lực này có thể mang tính tích cực hoặc tiêu cực, tùy thuộc vào hoàn cảnh và hành động mà nó thúc đẩy.
Ví dụ áp lực tích cực: Khi nhóm bạn thân cố gắng ôn luyện để đạt được điểm cao trong kỳ thi đại học sắp tới. Bạn cũng bị áp lực mà làm theo.
Ví dụ áp lực tiêu cực: Khi bạn nhìn thấy người trạc tuổi mình khoe thành công, khoe giàu có, khoe đồ hiệu, khoe cuộc sống dễ dàng trên mạng xã hội. Bạn áp lực!
Tại sao lại có áp lực đồng trang lứa?
Nếu bạn biết về tháp nhu cầu Mashlow thì vấn đề sẽ rất dễ hiểu. Theo đó, tháp nhu cầu này có 5 cấp độ. 3 cấp độ đầu là những thứ rất cơ bản, gần như ai cũng dễ dàng đạt được thuận theo tự nhiên.
Nhu cầu thấp nhất là nhu cầu sinh lý. Nhu cầu số 2 là an toàn, bạn cần tiền để ăn, cần mái nhà để sống. Nhu cầu số 3 là nhu cầu về tình cảm, có nửa kia để yêu thương chia sẻ.
Tiếp theo đó là 2 nhu cầu cao nhất. Nhu cầu được tôn trọng và nhu cầu được thể hiện bản thân.
Nếu không đạt được 2 nhu cầu cao nhất này. Dù cho 3 nhu cầu kia đạt được, thì bạn vẫn sẽ cảm thấy khuyết thiếu thứ gì đó trong cuộc đời.
Đã là con người, ai cũng muốn được tôn trọng và công nhận
Thừa nhận và tôn trọng là 2 khía cạnh mà ai cũng muốn có trong đời. Bản thân tôi là một người có tham vọng và ham kiếm tiền. Tôi không thực sự quan tâm lắm đến việc người ta thích mình hay ghét mình. Tôi hoàn toàn có thể là một con sói đơn độc, không cần ai hay, không cần ai biết. Nhưng phải đạt được những gì mình muốn trong cuộc đời.
Nhưng cuộc đời lại đem tới cho tôi một người anh trai với cá tính khác hẳn. Ông ý không quá quan tâm đến việc kiếm tiền. Nhưng ông ý mê điên mê đảo cái “danh”. Ông ý luôn muốn người khác phải công nhận và thừa nhận mình.
Tuy vậy, dù ít hay nhiều, đã là con người ai cũng muốn được tôn trọng và công nhận. Tôi có thể cần ít hơn, anh trai tôi có thể cần nhiều hơn. Nhưng chung quy lại, tôn trọng và công nhận là thứ mà ai cũng muốn có.
Và đó cũng là nguyên nhân chính gây ra áp lực đồng trang lứa mà bạn phải gánh. Khi bạn thấy bạn bè, người trạc tuổi có được tôn trọng và công nhận. Bạn cũng sẽ muốn có được thứ đó giống họ.
Tham khảo: 6 Bí Quyết Để Có Cái Đầu Lạnh và Dứt Khoát
Truyền thông và mạng xã hội thêu dệt
Truyền thông và mạng xã hội thêu dệt lên quá nhiều câu chuyện của các bạn trẻ thành công, kiếm tiền dễ dàng. Cá nhân làm content ai cũng muốn mình đẹp, mình giỏi giang, mình thành đạt. Vậy là cuộc đua “gắn mác thành công” diễn ra sôi động.
Nhớ hôm đó là 11 rưỡi đêm, tôi vừa trở về nhà người bạn trong khu liền kề nọ. Tôi giật mình tưởng gặp 3 con ma áo trắng. Không, hóa ra là 3 em đang uốn oéo chụp ảnh quanh 1 con Porche Panamera đỗ ở sân. Tôi không đánh giá (Bạn tôi biết chủ xe là ai). Tôi biết những cô gái này chỉ đang cố có được những tấm ảnh đẹp. Họ biết xe này thường đỗ ở đây, nên cố tình đến vào lúc 11 rưỡi đêm để chụp ảnh mà không ai biết. Điều này sẽ làm lợi cho bản thân trên mạng xã hội.
Nhưng khi những cô gái khác và chàng trai khác xem được những bức ảnh hay video này thì sao? Kiếm tiền đâu mà giàu thế? Yêu được anh nào giàu thế? Hoặc ít nhất cũng là ảnh đâu mà sang thế?
Vô tình những điều đó khiến cho áp lực đồng trang lứa bị tăng lên rất nhiều.
Áp lực đồng trang lứa (peer pressure) ảnh hưởng thế nào?
1) Tác động tích cực:
Biến Áp Lực Thành Động Lực
Nếu bạn bè xung quanh ta là những người xuất sắc. Đó có thể là cơ hội để bạn vươn lên. Nhìn vào những cá nhân có thành tích học tập đáng nể, khả năng lãnh đạo nổi bật. Họ chính là nguồn cảm hứng để chúng ta không ngừng nỗ lực. Không chỉ để công nhận, mà còn để tự hào về chính mình.
Thúc Đẩy Lối Sống Lành Mạnh
Nếu nhóm bạn thường xuyên tập luyện thể thao, tham gia tình nguyện. Như vậy nếu cùng nhau tham gia các hoạt động trên, các mối quan hệ được củng cố, tạo nên sự gắn kết và niềm vui khi cùng nhau đóng góp cho cộng đồng.
Tham khảo: Nói Chuyện Với Người Lạ: 7 Cách Giúp Bạn Trước Lạ Sau Quen
Nâng Cao Kỹ Năng Xã Hội
Áp lực đồng trang lứa cũng là cơ hội để phát triển kỹ năng xã hội. Qua các hoạt động nhóm, bạn học được cách giao tiếp, hợp tác và giải quyết mâu thuẫn. Những kỹ năng này là hành trang quý báu cho bạn không chỉ trong môi trường học đường mà cả trong sự nghiệp sau này.
2) Tác động tiêu cực
Hành Vi Sai Lầm
Dù áp lực đồng trang lứa có thể có mặt tích cực, nó cũng tiềm ẩn nguy cơ dẫn đến các quyết định sai lầm. Trai ngoan có thể cảm thấy cần phải tham gia vào các hành vi xấu như hút thuốc, uống rượu, bar sàn như trai hư để được nhóm chấp nhận. Đây là một ví dụ điển hình về việc làm theo bạn bè mà không suy nghĩ về hậu quả.
Tham khảo: Con Gái Thích Gì? 7 Điều Con Gái Thích Nhất Trong Tình Yêu
Áp Lực Tự Tạo
Không ít người trong chúng ta tự tạo ra áp lực để phù hợp với kỳ vọng của nhóm, dẫn đến căng thẳng và lo lắng. Khi không đạt được mục tiêu đó, cảm giác thất vọng và tội lỗi xuất hiện, tạo nên một chuỗi tiêu cực khiến chúng ta càng cố gắng hơn, đẩy mình vào tình trạng kiệt sức.
Suy Giảm Tự Trọng
Khi không đạt được kỳ vọng của nhóm, tự trọng của cá nhân có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Cảm giác cô đơn, tự ti và lo lắng không chỉ ảnh hưởng đến tâm trạng mà còn làm giảm động lực tham gia vào các hoạt động xã hội. Đây có thể là nguyên nhân dẫn đến các vấn đề sức khỏe tâm thần như trầm cảm hay lo âu, ảnh hưởng lâu dài đến chất lượng cuộc sống.
Cách để đối phó với áp lực đồng trang lứa
Ngừng so sánh đi..
Bản chất của con người là thích so sánh. Đặc biệt nếu có áp lực đồng trang lứa là sẽ so sánh với bạn bè, người mình biết, hoặc thậm chí là hàng xóm. Bởi thế ở một số làng quê ngoài bắc này. Tỷ lệ mua ô tô tăng đột biến nhưng thực tế thì nhu cầu không cao. Cái lý do mua chính chỉ bởi vì hàng xóm mua nên mình cũng không thể kém cạnh nó được.
Tệ hơn khi bạn đặt bản thân mình vào so sánh với những người cực kỳ thành công. Cái nhóm 1% của sự giàu có. Gần đây có những kênh chuyên khai thác content kiểu ăn chơi, lối sống của giới thượng lưu, giàu có. Nếu bạn không có cái nhìn đa chiều. Bạn sẽ chỉ muốn được giống như họ mà không quan tâm 10 năm qua họ làm gì? 15 20 năm qua họ khổ như thế nào để có thể tiêu tiền như vậy?
Ngoài 30, áp lực là khó tránh khỏi..
Giờ, nếu bạn 30 tuổi và chỉ mới bắt đầu nghiêm túc với cuộc sống. Tất yếu, cảm giác áp lực là điều không thể tránh khỏi. Nhưng hãy nhớ rằng, cách ta so sánh rất quan trọng. Bạn không nên chỉ nhìn vào nhóm người làm kém hơn để tự an ủi. Điều đó chỉ mang lại cảm giác bất mãn theo thời gian. Giải pháp tốt hơn là tìm kiếm những người truyền cảm hứng, những người thành công muộn trong cuộc đời.
Chẳng hạn như anh chàng rapper này, G Eazy đẹp trai, rap hay, nhiều hit cách đây mấy năm trước. Bạn sẽ nghĩ, mẹ thằng này có đéo gì đâu. Cao 1m9, đẹp trai thế kiểu gì chả nổi. Không, rap suốt 10 năm, viết đến gần 1000 bài mới nổi được đấy.
Hay như tôi thì cũng chả hơn ai cả. Nhiều người nghĩ ôi mẹ thằng này lên đây bốc phét mà kênh cũng có 100, 200 nghìn người theo dõi. Lấy đâu ra, tôi làm 11 năm rồi. CHINHEM theo tôi từ năm 2013 cơ mà.
Hãy nhớ rằng, mỗi hành trình đều có thời điểm của riêng nó. Bạn không cần cố gắng hết sức để đạt mọi thứ ngay bây giờ. Nghe có vẻ an ủi, nhưng thực ra càng gắn thành công với tuổi tác. Kiểu như 30 tuổi phải có ô tô, 35 tuổi phải có được nhà, 40 tuổi phải có biệt thực con cái học trường quốc tế. Thì chính cái mục tiêu này lại khiến áp lực đè nặng. Và chưa làm được gì thì đã thấy mình tụt hậu rồi.
Cố quá thành quá cố..
Ông bà ta đã nói rồi, cố quá thành quá cố. Có nhiều người gặp tôi xong bảo là không muốn yêu đương gì chỉ muốn tập trung để thành công. Đào sâu vấn đề ra thì mới nhận ra là họ tự ti.
Họ sợ nếu không có gì đó trong tay thì sợ con gái người ta không yêu. Thực ra thì không phải. Sẽ có những cô gái trên mạng bơm vào đầu bạn những tư tưởng như vậy.
“Yêu em là tốn kém, yêu em là phải chu cấp được cho em.” Chính vì thế, bạn trở thành người ghét chính bản thân mình. Bởi vì bạn không tin thì ngoài tiền ra, thì bản thân mình có thứ gì để khiến phụ nữ bị cuốn hút.
Vậy giải pháp là gì? Không phải là ngừng cố gắng, mà là tái định nghĩa thành công theo cách phù hợp với giá trị bản thân. Đối với bạn, thành công là phải giàu, phải có biệt thự xe sang. Nhưng với một ông cụ hôm trước tôi gặp. Cũng ở biệt thự cùng con cái, mà hôm nay vẫn còn sức đi bộ tưới cây là thành công rồi.
Tái định nghĩa lại thành công
Hãy định nghĩa lại thành công cho chính mình. Không cần vội vã, hãy tìm ra cái bạn thực sự yêu thích. Chính điều đó sẽ là nguồn động lực vững bền hơn bất kỳ áp lực nào do tuổi tác hay so sánh xã hội mang lại.
Điều này cho ta một góc nhìn: thành công không chỉ là cái cách bạn leo lên đỉnh nhanh chóng, mà là làm thế nào bạn có thể duy trì sự vững vàng và tiếp tục phát triển. Tuổi tác không quyết định thành công của bạn, mà là cách bạn xây dựng và lựa chọn con đường của mình. Học cách định giá bản thân không chỉ qua những tiêu chuẩn bên ngoài mà còn là sự tự tin, lòng tự ái và mục đích sống thực sự.
Kết luận
Mạng xã hội thường chỉ tôn vinh những câu chuyện thành công, nhưng thực tế, thất bại mới là thứ đem tới cho chúng ta bài học. Chính số lượng thất bại mà bạn vượt qua, không đầu hàng mới làm nên giá trị của chính bạn.
Hy vọng rằng từ những suy ngẫm này, bạn sẽ không còn bị áp lực đồng trang lứa và không quá vội vàng. Hãy tự hào về hành trình của mình và xây dựng tình yêu bản thân qua những thử thách. Đừng để internet và mạng xã hội lấn át. Nếu biết chắt lọc, bạn vẫn có thể nạp được nhiều thứ vào não hơn là để não bị tẩy vì mạng xã hội.
Cảm ơn a Lai thật nhiều, bài viết thật hay ạ.
Cứ tin tưởng vào ngày mai tươi sáng, rồi đặt mục tiêu và nỗ lực hành động để đạt được nó, thì thành công càng đến gần ạ. Chứ thành công không đến từ những thứ bề ngoài hào nhoáng.
Đồng ý.
Em cảm ơn anh Lai vì giá trị về mặt tinh thần anh mang lại từ những quyển sách và các bài viết. Em rất thích được nghe cách truyền động lực thực tiễn và rõ ràng như vậy. Em cảm nhận rằng nó không chỉ giúp em nhận thức rõ hơn về “thằng đàn ông” trong bản thân mà còn giúp nhiều người khác hiểu rõ hơn giá trị của mỗi việc mình làm liệu có thực chất đang đúng hướng hay không. Cảm ơn mọi trải nghiệm và chia sẽ quý báu mà anh đã mang đến đọc giả. Em tin rằng anh sẽ thành công hơn nữa trong lĩnh vực này. Cầu chúc anh sức khoẻ và 1 năm mới an nhiên trong công việc và cuộc sống. Kính chúc! từ tphcm!
Tuyệt em! Chúc em một năm mới thật tuyệt vời với những dự định của mình nhé
Công việc của mình thì bị áp lực từ nhiều phía lại không thể đảm bảo ok được, sếp thì tính tình xấu xa, làm việc theo cá nhân, thích người nào thì bao biện người đó, không làm gì cũng bị ghét. Môi trường làm việc không tốt lắm, soi mói đủ thứ, lương thì ít ỏi haiizz. Mình làm được gần hai năm, chịu đựng cũng nhiều, nghĩ nhiều khi muốn thôi việc lúc trước đọc bài viết này mà thấy còn một người bạn thân làm chung cũng vui vẻ, mà giờ nó nghỉ việc luôn rồi, mình chán càng thêm chán, định vài hôm nửa đưa đơn nghỉ luôn, chứ đi làm thấy lạc lõng, chán trường, không có chút vui thích nào hết.
Nhảy việc cũng là chuyện thường thôi mà bạn?