Ambivert là gì? Dấu Hiệu Bạn Là Ambivert Không Thể Chối Cãi

“Nếu anh không phải là Introvert thì chắc chắn anh phải là extrovert.” Trước kia, nếu chưa biết ambivert là gì có lẽ tôi sẽ nói vậy.

Nhưng sự thật thì, chúng ta còn có một kiểu tính cách khác. Nó không phải hướng nội, nó cũng không phải là hướng ngoại. Nó được gọi là Ambivert, hay còn gọi là hướng trung.

Vậy ưu nhược điểm của Ambivert là gì? Đâu là những dấu hiệu của người hướng trung. Và liệu rằng, một người tính cách hướng trung thì có vượt trội hơn. Hay chỉ là kiểu lập lờ, nước đôi, xăng không ra xăng nhớt chả ra nhớt?

Ambivert là gì?

 

Ambivert là gì? Ambivert là kiểu tính cách trung lập giữa Introvert (Hướng nội) và Extrovert (Hướng ngoại). Nhà tâm lý học Carl Jung là một trong những người đầu tiên ám chỉ tới khái niệm này. Mặc dù khi ấy người ta chưa gọi là “Ambivert”, nhưng các nhà tâm lý học khi ấy đã ngầm hiểu: Đây là một khái niệm đứng giữa 2 khái niệm Introvert và Extrovert.

Trên thực tế, chỉ có khoảng 20% dân số trên thế giới thuộc nhóm này, chiếm ít nhất so với tổng 3 kiểu tính cách.

Ambivert dịch là gì?

Có nhiều bạn hỏi Ambivert dịch là gì? Thì cụm từ này ở VN chúng ta gọi là: Hướng trung. Hoặc một người mang tính cách trung lập giữa hướng nội và hướng ngoại.

Đặc điểm của người Ambivert là gì?

Theo lý thuyết của Carl Jung như trong bộ sách Giải mã bí ẩn phái đẹp đã nói, ông phân loại kiểu người Introvert (Hướng nội) và Extrovert (Hướng ngoại) dựa vào mức năng lượng được nạp và tiêu hao của mỗi người. Cụ thể là:

Một người Introvert – Hướng nội sẽ được tiếp thêm năng lượng nhờ vào việc có không gian yên tĩnh cho riêng mình. Do đó, bạn sẽ thấy đa phần người hướng nội sẽ thích nghỉ ngơi, hoặc giải trí một mình. Nếu có thì chỉ bên cạnh người thân cho tới rất thân.

Còn một người Extrovert – Hướng ngoại sẽ tiếp thêm năng lượng dựa vào việc giao lưu với người khác. Do đó, bạn sẽ thấy người hướng ngoại rất thích ra ngoài, giao lưu bạn bè, nói cười rất nhiều.

Còn đặc điểm của người Ambivert là gì? Chính xác, họ sẽ nửa nạc nửa mỡ, nửa nóng nửa lạnh. Tôi có thể nói đó chính là bản thân tôi.

Khi thì tôi thích có thời gian yên tĩnh, tôi coi việc người khác can thiệp không gian riêng tư của mình là “xâm phạm”. Nhưng cũng rất thường xuyên, tôi coi việc ru rú một mình là “tương đối bệnh hoạn”. Nó khác so với một người Introvert cần đi giao lưu chỉ khi chán. Cá nhân tôi coi đó là việc “không làm thì chỉ có nước mà đi xuống lỗ.”

Cụ thể hơn, đây là 10 dấu hiệu cụ thể nhất minh họa người Ambivert là gì?

Dấu hiệu bạn là một Ambivert

ambivert la giỞ phần trên chúng ta đã biết Ambivert là gì rồi? Tiếp đến, đây là 10 dấu hiệu không thể chối cãi được nếu bạn thuộc phần tính cách này.

1) Làm trắc nghiệm MBTI cho kết quả 50/50

Không nhất thiết phải chính xác là 50% hướng nội 50% hướng ngoại. Khi còn 18, tôi trắc nghiệm BMTI thì ra đâu đó khoảng 41% hướng ngoại 59% hướng nội. Nhưng cứ khoảng 3 năm sau trắc nghiệm lại, thì tôi thấy tính cách của mình chạy gần về hướng ngoại nhiều hơn.

Ở thời điểm hiện tại thì tôi 48% hướng nội và 52% hướng ngoại.

2) Giống cả 2 phái

Thi thoảng bạn sẽ thấy mình có nhiều đặc điểm giống với người hướng nội. Nhưng thi thoảng bạn cũng thấy mình cũng có đặc điểm giống người hướng ngoại. Điều này rất khác so với 2 kiểu tính cách còn lại. Bởi càng thiên về chiều nào, bạn sẽ càng thấy chiều kia ngược mình hơn.

3) Không gian riêng và Giao lưu đều được coi trọng

Tôi có nhiều người bạn Introvert đặc sệt. Họ gần như không có một chút nhu cầu nào để giao lưu cả. Tôi cũng có nhiều người bạn Extrovert đặc quánh. Cảm giác họ giống như những người cuồng ra ngoài. Không đi thì ngứa chân, một ngày không đi ra ngoài, không gặp ai đó thì không chịu được. Những người này rất sợ phải giam mình trong phòng thời gian vài ngày.

Còn người Ambivert thì khác. Họ vừa thích có không gian riêng không ai xâm phạm. Nhưng họ cũng thích được giao lưu, kết giao bè bạn, mở rộng mối quan hệ.

Dấu hiệu quan sát được…

4) Ambivert là gì? Thích được chú ý tùy theo hứng

Với người hướng ngoại, họ thường thích được chú ý. Với người hướng nội họ thường ưa thích sự kín đáo hơn. Theo lý thuyết một cách “sách giáo khoa” nhất là như vậy.

Nhưng với người Ambivert thì khác. Đôi khi họ không thích ai để ý mình. Nhưng đôi khi họ cuồng được người khác chú ý. Cái này phụ thuộc rất nhiều vào ngữ cảnh và tâm trạng của họ lúc ấy có đang hứng thú hay không?

5) Thích gặp bạn cũ nhưng cũng Thích kết bạn mới

Khi còn thiếu niên, tôi thích có nhiều bạn, cả mới lẫn cũ. Nhưng khi thanh niên một chút thì tôi thiên về việc chơi với bạn thân nhiều hơn. Còn thời điểm hiện tại, tôi nghĩ mình lại quay về với bản ngã khi xưa. Tôi thích gặp cả bạn cũ lẫn Thích kết bạn mới.

Tất nhiên, tôi không giao lưu một cách bừa bãi. Tôi chỉ lựa chọn những người 1 là giàu hoặc thành công, 2 là người suy nghĩ tích cực một cách ngạc nhiên, và 3 là người có khả năng giúp ích cho sự nghiệp của mình. Tôi nghĩ không chỉ người Ambivert chọn cách kết giao này đâu, mà có lẽ ai cũng muốn vậy.

6) Làm việc độc lập và Làm việc đội nhóm đều hiệu quả

Ambivert là gì? Đó là những người rất có khả năng làm việc trong cả 2 môi trường là độc lập và hội nhóm.

Bởi vì ở thế cân bằng, nên họ rất dễ để hòa hợp cả 2 bên Introvert và Extrovert. Với cá nhân tôi, tôi nghĩ mình làm việc độc lập hiệu quả hơn với những công việc mang tính sáng tạo. Nhưng nếu muốn làm việc với tốc độ cao hơn, đội nhóm sẽ là lựa chọn yêu thích với tôi hơn.

Dấu hiệu khó chối cãi…

7) Nghe người nói nhiều, nói người nói ít

Có nghĩa là gì? Nếu bạn là một người Ambivert. Khi gặp người nói nhiều thì bạn sẽ có xu hướng lắng nghe họ nói nhiều hơn. Nhưng khi bạn gặp người ngượng ngùng, ít nói, thì bạn sẽ có xu hướng trở thành một kẻ nói nhiều.

8) Lúc dè chừng, khi thì cởi mở

Một trong những dấu hiệu nghe hơi buồn cười tiếp theo của người Ambivert đó là lúc dè chừng khi cởi mở.

Có nghĩa là đôi khi có thể tâm trạng không thoải mái, bạn rất dè chừng người mình giao tiếp cùng. Nói gì cũng đóng, không muốn mở gì.

Nhưng đôi khi, không hiểu do tâm lý thoải mái hay lên cơn phởn. Lúc đó bạn lại sẵn sàng chia sẻ và cởi lòng mình một cách tự nhiên.

9) Nói chuyện phiếm hay Tâm sự đều chiều được

Một người Extrovert – Hướng ngoại thì rất giỏi nói chuyện phiếm, những câu chuyện bề mặt nhưng lắm thông tin. Cần một sự đối đáp nhanh nhậy và khéo léo.

Còn một người Introvert – Hướng nội thì giỏi hơn khi tâm sự. Chia sẻ những câu chuyện có chiều sâu và mang tính gắn kết.

Còn người Ambivert thì giỏi luôn cả 2. Họ không ngại nói chuyện phiếm, nhưng cũng rất giỏi khi nói những câu chuyện mang tính tâm sự.

10) Lúc cẩn thận, khi táo bạo

Người Ambivert thường sẽ mang trong mình đặc tính khá cẩn thận. Khóa xe ô tô xong đi 100m rồi, nhưng vẫn sẵn sàng đi ngược lại để nhìn tận mắt xem xe đã khóa thật chưa. Điều này rất giống với tính cẩn thận của người Introvert.

Nhưng đôi khi bạn sẽ thấy ngạc nhiên bởi vì dù cẩn thận, nhưng họ lại tương đối táo bạo trong một số việc mà họ cảm thấy quan trọng.

Ưu nhược điểm của Ambivert là gì?

Đấu tiên nếu xét về ưu điểm thì rất nhiều.

  • Đầu tiên phải nói tính cách của ambivert khá hài hòa. Dễ là người lạc quan yêu đời.
  • Dễ đồng cảm với người khác
  • Cảm xúc tương đối ổn định
  • Thích nghi tốt hơn. Extrovert mà cho vào phòng nhiều là dễ ngứa chân. Introvert cho ra ngoài nhiều là ngáo lòi. Còn Ambivert thì nhạc nào cũng nhảy được.
  • v.v…

Nhược điểm ambivert là gì? Dĩ nhiên cũng chả thiếu.

  • Đầu tiên là dễ bị hiểu là thiếu quyết đoán (Hoặc sự thật là vậy). Bởi vì kiểu gì hay thế nào cũng được nên nhiều người hiểu lầm đây là kiểu tính cách thiếu quyết đoán.
  • Dễ bị người khác đánh giá là hời hợt, không quyết liệt.
  • Làm mọi thứ dựa vào hứng và cảm xúc rất nhiều.
  • Dễ bị lạc trôi trong mớ tính cách của chính mình.
  • v.v…

Thứ gì khiến người Ambivert bị kích thích?

Nếu bạn có một đứa bạn là ambivert, và bạn muốn định hướng người đó theo cách mà bạn muốn. Chẳng hạn nếu muốn định hướng là ambivert hướng ngoại, thì cứ kích thích nói rằng chỗ đó hay lắm, rồi có đứa ABC đi cùng nữa đấy. Bởi vì Ambivert thường sẽ bị kích thích bởi những thứ sau:

  • Địa điểm, nơi chốn
  • Những người tham gia cùng. Có thân không, đi chơi với nhau nhiều chưa?
  • Về mức độ nhiệt tình của người rủ?
  • Ambivert không được bay nhảy bao lâu rồi?
  • Có phải Ambivert đang rất thèm đi chơi không?
  • v.v…

Có nên trở thành một Ambivert không?

Tôi không thể trả lời cho tất cả được. Bởi vì mỗi người đều có một định hướng khác nhau cho cuộc đời mình. Nhưng với cá nhân của tôi thì CÓ.

Tôi là một người có thiên hướng trội về Introvert hơn. Nhưng tôi cảm thấy tương đối buồn chán và tẻ nhạt. Và tôi thường xuyên nhìn những người hướng ngoại, những người mà hú một tiếng ra bạn, rủ một phát là những người bạn khác có mặt. Rồi những người nhiều quan hệ. Động tới mảng gì họ cũng có người để gọi, chỉ dẫn, nhờ vả.

Do đó, việc trở thành một Ambivert là điều thuận theo tự nhiên, khó tránh khỏi.

Nghề nghiệp phù hợp với Ambivert là gì?

Để mà nói về nghề nghiệp cho Ambivert thì KHÔNG THIẾU. Bởi với những người mà hướng trung, đứng ở giữa 2 chiến tuyến. Làm việc độc lập cũng được, mà làm việc nhóm cũng xong thì mọi thứ lại càng đơn giản. Tất nhiên, nó còn phụ thuộc vào kỹ năng mà bạn có. Nếu không sẽ rất dễ rơi vào trạng thái làm cái này không được, làm cái kia chả xong.

Tuy nhiên, Ambivert sẽ cực kỳ phù hợp với một số nghề như sau.

Nghề sale: Bởi vì đặc thù của nghề này yêu cầu phải nắm bắt tâm lý của khách hàng rất nhiều. Nhưng mặt khác cũng phải nhanh mồm nhanh miệng. Mà nếu là sale bđs hay sale ô tô thì còn phải không ngại trong việc đi làm giấy tờ sổ sách, nên đây được coi là một nghề có thể phát huy được cả 2 phần tính cách.

Nghề giảng dạy: Đây cũng là một nghề mà riêng cá nhân tôi đang theo đuổi. Bởi vì sau 10 năm phát triển, tôi nhận thấy những lời khuyên của mình có giá trị và tác động rất tích cực tới độc giả cũng như học viên của mình. Một nghề vừa yêu cầu chất xám của đầu vào, nhưng cũng yêu cầu rất cao trong việc truyền đạt ra bên ngoài.

Nghề quản lý: Người Ambivert có thể vừa làm quản lý kiểu “rắn mặt”. Nhưng cũng vừa làm quản lý theo kiểu mềm mỏng và truyền cảm hứng được. Tất nhiên cũng không quên khả năng điều phối để mọi thứ hài hòa thì Ambivert có thừa.

Nghề đạo diễn, sắp xếp, bài binh bố trận: Bởi vì tính cách trung lập, vậy nên Ambivert rất dễ nhìn rõ được điểm mạnh điểm yếu từng người. Từ đó sắp xếp linh hoạt hơn trong công việc.

Kết luận

Wow, không ngờ bài viết lại dài đến vậy. Có lẽ sau khi tham khảo xong, bạn cũng hiểu được Ambivert là gì rồi phải không?

Tôi là một người tin và thực hành mọi thứ theo thuyết Âm Dương. Thế nên tôi tin rằng, cân bằng sẽ là đích đến của mọi thứ. Nó không chỉ là tính cách, mà còn là công việc, cuộc sống, gia đình, v.v…

Nhưng lựa chọn là ở mỗi người. Nếu bạn đang ở phía bên này sông và thấy rất vui rồi thì không có nghĩa phải thay đổi. Có điều tôi vẫn hay nói đùa rằng,

“Trên cuộc đời này, tao sợ nhất là mấy thằng hướng ngoại chăm đọc sách và mấy thằng hướng nội ưa ra ngoài.”

Bởi vì những người như vậy là họ đã tự cân bằng tính cách của mình rồi. Đó là đích đến của một… Ambivert!

8 bình luận về “Ambivert là gì? Dấu Hiệu Bạn Là Ambivert Không Thể Chối Cãi”

  1. Đôi khi cảm giác mình đang mất phương hướng , nhiều lúc chả hiểu nổi chính bản thân , đôi khi lại bị mù quáng đâm theo suy nghĩ lối mòn – đâu đầu Anh nhỉ :))

    Trả lời
  2. Em chào anh Lai ạ. Em có mua sách của anh gồm 3 tập GMBAPĐ và 1 quyển no friend zone (từ khoảng cuối năm 2020 ạ). Ở cuối mỗi quyển anh có mục hướng dẫn để download bản audiobook, lúc mới mua thì em không để ý lắm ạ, dạo gần đây em mới để ý và tìm thử để download nhưng không vào được mặc dù em đã gõ đúng mật khẩu ở cuối cuốn sách ạ. Và em muốn hỏi anh thêm là bây giờ sách có phần cập nhật nội dung mới thì những người mua sách từ đợt trước như em thì có cách nào để được cập nhật nội dung mới không ạ hay cần phải mua lại lần nữa ạ? Em cảm ơn anh đã đọc câu hỏi của em ạ.

    Trả lời

Viết một bình luận

Đã thêm item vào giỏ hàng.
0 item - 0
Tất cả mã giảm giá