Tại sao người Việt chưa có văn hoá đọc? Làm sao để thích đọc sách hơn?

Văn hoá đọc ư?

Người Việt có thói quen tự so sánh với những quốc gia VỀ NHẤT. Những thứ liên quan đến kinh tế chúng ta hay so sánh với Mỹ. Văn hoá chúng ta hay so sánh với Nhật. Về sách, chúng ta thường so sánh với người Do Thái.

Tôi không nói đó là một ý tưởng tồi và kém thực tiễn, bởi khi chúng ta modeling những thứ tốt nhất thì tốc độ cải thiện của chúng ta sẽ tăng nhanh hơn. Nhưng cũng giống như một gã lương 3 cọc 3 đồng muốn giàu có, anh ta phải rèn luyện hàng tá những THÓI QUEN TỐT.

“Ý bạn nói là thói quen đọc sách?” Bạn tự hỏi.

Đúng, đó chính là chủ đề tôi muốn nói!

Nhưng tại sao người Việt lại không có văn hoá đọc sách?

Hãy để tôi kể cho bạn nghe câu chuyện của tôi cách đây nhiều năm. Hồi ấy, người ta cũng nói với tôi như tôi nói với bạn hiện tại, kiểu như:

“Đọc sách để thành công hơn.”

“Đọc sách để thông minh hơn.”

“Đọc sách để giàu có hơn.”

Vậy là tôi cũng giành dụm tiền để mua sách. Trên thực tế tôi thích ra hiệu sách, đi đến các quầy sách khác nhau, giở sách lên đọc vài trang, sau đó mang sách về nhà.

VÀ ĐỂ ĐẤY…

Tôi không đọc hết những cuốn sách đó. Cuốn thì 1 chương, cuốn thì 2 chương, cuốn thì lác đác vài phần.

Tại sao?

Tôi nghĩ lý do cũng giống bạn thôi.

Không hứng thú: Cuốn sách có thể gây hứng thú cho tôi ở một đoạn nào đó. Nhưng đa phần tôi sẽ vừa đọc vừa ngáp ngủ, và không muốn theo dõi những phần tiếp theo.

Làm việc khác dễ chịu hơn: Tôi thấy đọc báo kích thích hơn, lấy được nhiều thông tin hơn, tôi có thể đọc cả ngày mà không chán. Tại sao đọc sách lại không như vậy nhỉ?

Không hữu ích với tôi tại thời điểm đó: Lang thang ngoài hiệu sách, tôi không thực sự biết rằng mình muốn gì, mình cần gì. Tôi chỉ mua sách để trí thức và đẹp nhà. Vậy nên đa phần những cuốn sách mà tôi mua không thực sự hữu ích với tôi.

Cho đến một ngày, cũng là thời điểm đen tối nhất cuộc đời tôi. Bạn biết đấy, ai cũng có thời điểm như vậy. Bạn có thể nghĩ tới cái chết, bạn có thể nghĩ tới việc mất tích, hoặc bạn sẽ suy nghĩ tiêu cực cả ngày.

Tôi nhận thấy mình phải làm gì đó cho cuộc sống của mình tốt đẹp hơn. Tôi không muốn mất ngủ, tôi không muốn stress, tôi không muốn những suy nghĩ tiêu cực bám quanh đầu 24/7.

Thế rồi tôi đọc sách, đó là cuốn Tư duy tích cực, bạn chính là những gì bạn nghĩ. Đó là lần đầu tiên tôi gác lại mọi thứ để đọc hết một cuốn sách. Lần đầu tiên tôi làm theo những gì một cuốn sách nói. Cũng là lần đầu tiên tôi đọc nó tới 2 lần trong vòng 1 tuần.

Làm thế nào để hình thành văn hoá đọc trong mình?

Nhiều bạn hỏi tôi, “Sách anh đang đọc là gì?” Hay “Anh đã đọc những cuốn sách nào để có được ngày hôm nay?”

Đành rằng chúng ta có những cuốn “Best seller”, sách hay thì những người yêu sách cần phải đọc. Nhưng đa phần bạn sẽ giống tôi, bạn sẽ chỉ muốn đọc những cuốn mà mình cần, hoặc nghĩ rằng nó hữu ích cho mình.

Có 1 lần tôi đã liệt kê ra danh sách những cuốn mình đọc. Nhưng ngay sau khi bấm nút gửi, tôi đã nhận thấy nó chả phù hợp với bạn chút nào cả.

Hãy mua những cuốn sách mình cần

Đưa cho bạn 1 cuốn sách ngôn tình và nói, “Đọc hết đi, cuốn này hay lắm, thơ mộng lắm.” Bạn sẽ nhếch mép cười và nói rằng, “Cậu thấy hay chứ tớ không thấy hay.”

Bạn không cần những cuốn sách như vậy. Bởi bạn biết mình muốn gì, cần gì ở thời điểm hiện tại.

Ngược lại, “Cuốn này hơi khó đọc, nhưng nó chỉ cậu cách chạy quảng cáo Facebook rất chi tiết.” Bạn, một gã chạy quảng cáo Facebook không hiệu quả sẽ không thể không đọc. Bởi đó là cuốn sách mà bạn cần, bạn muốn biết mình đã làm gì sai, bạn muốn tối ưu khách hàng tiềm năng, bạn không muốn tiền mất vô ích nữa. Có rất nhiều lý do, đúng chứ?

Sách không đọc để giải trí, không đọc để lấy thông tin, sách là tri thức và giáo dục. Vậy thì nếu học môn mà bạn không muốn, TỐT NHẤT ĐỪNG ĐỌC. Theo học Đại Học, tôi nghĩ bạn đã có nhiều trải nghiệm với việc này rồi. Đôi khi bạn ép mình phải làm gì đó, nhưng nếu đó không phải việc bạn muốn, tốt nhất đừng làm.

Thay vào đó, hãy đọc những cuốn tại thời điểm đó bạn đang cần. Bởi nó sẽ giúp bạn rất nhiều. Đôi khi, nó thay đổi cuộc đời bạn.

Nguyên tắc để tiếp cận với văn hoá đọc chỉ đơn giản có vậy. Sau này thành thói quen thì bạn sẽ trở nên hứng thú hơn, nhu cầu nhiều hơn, và chủ đề được mở rộng hơn. Trên thực tế, đó vẫn là phương pháp tôi áp dụng đến tận ngày hôm nay.

Đặt mục tiêu đọc sách cho mình

Theo số liệu 2013, một người Mỹ trưởng thành đọc 12 cuốn mỗi năm, tôi sẽ lấy số liệu này để áp dụng với bạn luôn.

Trung bình 1 cuốn sách 300 trang, 12 cuốn sách tương đương với 3.600 trang tất cả. Một năm chúng ta có 365 ngày, như vậy chỉ cần mỗi ngày bạn đọc 10 trang sách là 12 cuốn sách đã ở trong đầu bạn 1 năm.

10 trang chỉ tương đương với 1 chương nhỏ, nó chỉ tiêu tốn của bạn 10 – 12 phút đọc. Mục tiêu quá dễ dàng phải không nào? Văn hoá đọc xuất phát từ đây.

Tất nhiên ban đầu mục tiêu của bạn chỉ nên đơn giản như vậy. Sau khi đọc trọn vẹn 1 cuốn, 2 cuốn, rồi 5 cuốn, 10 cuốn, bạn sẽ bắt đầu không muốn bỏ dở những cuốn sách mình đang đọc nữa.

Xa hơn, bạn nên sắp xếp thời gian cố định để đọc sách. Ví dụ mỗi ngày 30 phút chẳng hạn. Bạn sẽ đọc sau khi ăn trưa, lúc ngồi trên xe bus, trước lúc đi ngủ, thậm chí cả khi đi toilet bạn cũng nên đọc. Nhà tôi có 2 toilet, và cả 2 bên tôi đều lắp giá đựng sách. Trên thực tế, tôi học được rất nhiều, lấy được kha khá ý tưởng mỗi lần trở ra. Nếu không tin bạn có thể áp dụng thói quen này, haha.

Môi trường đọc ảnh hưởng tới văn hoá đọc

Khi hứng thú, hãy giở sách ra và đọc. Mỗi ngày, sự hứng thú của chúng ta chỉ tồn tại trong một thời gian nhất định. Nếu bạn giành hết sự hứng thú đó cho những việc khác, bạn sẽ không hứng thú khi đọc sách.

Ví dụ bạn lướt Facebook, cập nhật newsfeed, vào đọc nốt comment này, vào xem nốt ảnh kia. 15 phút sau cầm quyển sách lên, bạn sẽ không đọc hết 1 trang.

Khi đọc sách, hãy trọn cho mình không gian yên ắng, ít bị làm phiền, và hơn tất cả, HÃY TRÁNH XA CÁI ĐIỆN THOẠI.

Khi đọc, tôi thường vứt điện thoại và máy tính ở phòng làm việc, sau đó đọc sách ở phòng ngủ. Tôi cũng thường xuyên đặt chuông ở chế độ im lặng, phòng trừ ai đó gọi điện hay nhắn tin. Bởi mỗi lần nghe chuông báo, sẽ thật khó để bạn có thể không suy nghĩ xem ai vừa liên lạc. Ngay cả biết đó là chuông báo game, bạn cũng muốn biết đó là game gì thay vì tiếp tục đọc chăm chú.

Đó là 3 quy tắc đọc sách giúp tôi hình thành văn hoá đọc. Nó cơ bản, nhưng hữu ích, mà không phải ai cũng lưu ý trong quá trình đọc. Phụ nữ có thể nói không, nhưng bạn là đàn ông BẠN PHẢI ĐỌC. Đừng từ chối cơ hội để giàu có hơn, thông minh hơn, thành công hơn. Bởi nếu bạn từ chối bản thân mình, liệu ai sẽ chấp nhận bạn đây?

Hãy áp dụng 3 quy tắc phía trên, và tôi tin chắc bạn sẽ thành công trong việc tạo ra văn hoá đọc cho riêng mình.

Hẹn gặp lại trong bài viết sau.

40 comments

  1. Bài viết ý nghĩa…

    1. Thanks man!

  2. Hùng Lê

    Em tiết kiệm hơn nên chỉ tải định dạng Epub về đọc.
    Có 1 tật xấu là cứ đọc được nửa chừng thì thấy quyển kia hay hơn, thế là chuyển.
    Dù sao thì cũng là ăn cắp mỗi cuốn 1 ít kiến thức ngon lành rồi ?

    1. Mỗi cuốn sách em take note được 3-5 thứ quan trọng rồi thực hành là ngon rồi

  3. Nghĩ lại hồi trước khi mà GMBAPĐ 2 là cuốn sách đầu tiên em đọc trọn vẹn, để rồi đến khi thấy bài viết này của anh. Nó tiếp cho em động lực để đọc sách và cải thiện chính mình. Hôm nay đọc lại bài viết này nhưng vẫn cảm nhận được giá trị của nó qua từng câu chữ. Một bài viết hay và mang nhiều giá trị.

    1. Vinh hạnh quá em 🙂

  4. “why men want sex and women need love”
    1 cuốn sách cực hay đàn ông nên đọc
    Anh cứ xem thử phần mục lục của sách trên mạng là sẽ thấy hứng thú

    1. Cảm ơn em vì lời gợi ý.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các ô đánh dấu * là bắt buộc.

Địa chỉ duy nhất

Bán sách và khóa học của CHINHEM

Chất lượng quốc tế

Tự tin khẳng định sản phẩm chất lượng cấp quốc tế

Uy tín gây dựng >10 năm

Ra đời từ 2013 và không ngừng phát triển

Thông tin bảo mật

Thông tin thành viên được bảo mật tuyệt đối