Cách nói chuyện với bất kỳ ai về bất kể chủ đề nào

Mỗi cá thể trên thế giới này đều có cách nói chuyện khác nhau, lối dẫn dắt khác nhau, và phong cách khác nhau. Nếu bạn thuộc tuýp người extrovert (hướng ngoại) thì việc trò chuyện với những người xung quanh gần như KHÔNG phải là vấn đề của bạn. Trên thực tế, một ngày không được nói chuyện, bạn sẽ cảm thấy ruột gan cồn cào và vô cùng khó chịu.

Trái lại, với tuýp người introvert (nội tâm), họ không thường xuyên giao tiếp với người xung quanh. Cuộc sống của những người này thường khép kín, họ có thể làm việc hoặc giải trí cả ngày mà không cần nói với ai 1 lời nào cả. Dĩ nhiên, khả năng nói của họ khó có thể sánh ngang được với người extrovert, trừ khi chịu khó tập luyện và trau dồi cách nói chuyện hàng ngày.

Hoặc nếu nằm ở giữa khoảng introvert và extrovert có thể bạn cũng đang gặp khó khăn trong việc giao tiếp với những người xung quanh. Đôi khi, bạn chỉ muốn nói chuyện với những người hợp gu, cùng sở thích, trong khi nói chuyện với những người khác sở thích, bạn thường tắc mạch văn, và không biết nói về chủ đề gì để kích thích câu chuyện.

Nếu đang đối mặt với tình trạng trên, bạn có thể tham khảo nội dung bên dưới. Nó sẽ giúp ích bạn trong cách nói chuyện với bất cứ ai về bất cứ chủ đề nào.

Cách nói chuyện với bất cứ ai về bất cứ chủ đề nào

Dưới đây là những phương pháp giúp bạn cải thiện khả năng giao tiếp, bạn có thể nói về bất cứ chủ đề gì, cũng như với bất cứ ai.

1) Định nghĩa “gu” của mình

Gu hiểu nôm na là những thứ mà bạn thích, đam mê, nó là mục đích sống, hoặc một phần ký ức của bạn.

Như tôi đã nói, bạn có thể “thao thao bất tuyệt” khi nói về những chủ đề mà mình thích. Thế nên, để mọi thứ rõ ràng hơn, hãy định nghĩa “gu” của mình.

Chẳng hạn, tôi có những “gu” như sau.

  • Mật bí cách nói chuyện với dân công nghệ, bạn có thể nói về Android, Windows Phone, iOS, cũng như các bản ROM cook, các phương pháp lên xuống phiên bản, cách cài đặt ứng dụng và game dev hàng giờ đồng hồ.
  • Khi nói chuyện với dân video, tôi có thể nói về khung hình, phần mềm chỉnh sửa, lượt view Youtube cả buổi mà không chán.
  • Khi hangout hoặc skype với một số webmaster hoặc blogger, tôi sẽ nói nhiều về các phương pháp SEO hiệu quả, các rủi ro Internet, hay các phương pháp marketing nội dung hiệu quả
  • Khi nói chuyện với phụ nữ, tôi chọn cách lắng nghe nhiều hơn thay vì nói về những gu của mình.
  • v.v…

Nói thật là việc giao tiếp trong nước không khiến bạn gặp quá nhiều khó khăn. Bởi chúng ta nói cùng 1 thứ ngôn ngữ. Miễn là biết cách điều hướng câu chuyện, cả 2 bên sẽ cùng thích thú được trò chuyện.

Tôi còn nhớ hồi mới học tiếng Anh, tôi và 1 cô bạn người Nga phải ú ớ mất cả buổi mới hiểu được một chút về nhau. Mặc dù chả ai đủ khả năng “tám” về gu của mình, nhưng chúng tôi vẫn thấy thú vị vì được giao tiếp cùng nhau.

Thế nên…

2) Phải chọn đúng người

Nếu đã biết “gu” của mình như thế nào rồi, giờ là lúc bạn phải chọn đúng người để nói.

Tuy rằng cách nói chuyện với bất kỳ ai mới là mục tiêu của bạn. Tuy nhiên, nếu chọn đúng người để nói bạn có thể kết nối với họ theo mức sâu hơn. Bởi trong câu chuyện này, cả 2 đã chia sẻ sở thích, chuyện cá nhân, cuộc sống hiện tại, cũng như giá trị bản thân cho người còn lại.

Tất nhiên, khi tìm được đúng người, việc giao tiếp của bạn sẽ trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Chẳng mấy chốc bạn sẽ cảm thấy tự tin khi được giao tiếp với người đó. Sau khi đã quen với việc này, sử dụng cách nói chuyện tương tự với người tiếp theo cũng không còn là vấn đề e ngại với bạn nữa.

Tìm những người này ở đâu:

  • Tham gia các CLB mà mình yêu thích
  • Tham gia các nhóm với đề tài yêu thích
  • Tham gia lớp học nào đó
  • v.v…

3) Nắm được quy tắc chuyện trò xã giao

Người ta thường nói “Most intelligent despise small talk”. Tôi không dám nhận mình là người thông minh, tuy nhiên tôi cũng ghét những cuộc thăm hỏi qua loa.

Nó khá nhạt nhẽo, bạn có thấy thế không? Tuy nhiên nó lại ẩn chứa mục đích vô cùng cao cả, đó là đem lại những cuộc trò chuyện sâu sắc hơn. Bởi nếu không có những cuộc trò chuyện như này, làm sao chúng ta có thể kết nối sâu hơn tới người khác.

Trên thực tế, không quan trọng bạn nói gì, miễn là bạn đang nói…

4) Hâm nóng thường xuyên

Vấn đề mà phần lớn đàn ông nhút nhát gặp phải trong giao tiếp đó là não bộ của họ suy nghĩ quá nhiều. Mà khi nghĩ quá nhiều thì đầu óc lại tiếp tục sản sinh ra những suy nghĩ tiêu cực.

Bạn đã bao giờ tự nghĩ như này chưa:

  • Tại sao mình lại mặc cái áo ngu ngốc này thế nhỉ, trông mình như thằng/con thần kinh!
  • Tại sao mình lại nói câu ngớ ngẩn đấy nhỉ, không biết có ai nghĩ gì không.
  • Sẽ chẳng ai muốn nói chuyện với mình đâu. Bởi mình là người tẻ nhạt nhất trên thế giới này.
  • Tại sao anh/cô ấy phải nói chuyện với mình chứ. Trông mình thật dị hợm và chả có gì hấp dẫn cả.

Tất cả những lời lẽ trên đều là dối trá. Bộ não của bạn đang cố tình đánh lừa và thuyết phục bạn ở lại vòng tròn thoải mái của mình đấy.

Vậy làm sao để những lời dối trá này biến mất?

Câu trả lời đó là bạn phải hâm nóng thường xuyên và rèn luyện cách nói chuyện với người khác. Bất kể đó là ai, bạn bè, người thân quen, anh em, người lạ, cô nàng bằng qua đường, v.v…

Chỉ đơn giản là nói chuyện thôi, hãy thực hành việc này thường xuyên. Khi mọi người biết bạn chỉ muốn nói chuyện với mục đích vui vẻ, chẳng ai nỡ lòng từ chối bạn đâu.

5) Biết cách xây dựng những câu chuyện đặc biệt

Trong đời bạn có quen với ai đó, người mà luôn có những câu chuyện thú vị mỗi khi xuất hiện không.

Tôi có vài người bạn trong quá khứ có khả năng này. Khi không nói chả ai chú ý đến họ, tuy nhiên khi họ mở mồm, lập tức mọi người xung quanh đều phải hồi hộp lắng nghe từng chi tiết.

Bạn có muốn làm được như vậy không?

Muốn làm được vậy, bạn cần phải có hiểu biết sâu về vấn đề mình cần nói. Nói cách khác, bạn phải hiểu rõ hơn tất cả những người xung quanh về chủ đề mình đang nói.

Bạn có thể áp dụng phương pháp sau, sẽ hơi tốn công sức một chút, nhưng kết quả thì… RẤT đáng để bạn phải thực hiện.

  • Bạn sẽ chỉ có 5 câu chuyện thôi, đây đều là những câu chuyện mà bạn thích.
  • Vào Google tìm kiếm từ khóa liên quan đến những câu chuyện mà bạn đang có ý định “găm” trong đầu.
  • Sau khi tìm được website theo từng chủ đề, hãy like họ trên Facebook, nhận đăng ký qua bản tin Email.
  • Chọn lọc những thông tin đáng giá mà bạn cho là tốt nhất cho chủ đề của mình.
  • Thường xuyên tham khảo lại chủ đề mà mình muốn nói trước khi đi vào thực tế.

Với các bước như trên, bạn sẽ dễ dàng nắm được cách nói chuyện khiến người nghe phải cảm thấy “Á”, “Ố” mỗi lần bạn hắng giọng. Bởi lẽ ai cũng muốn nghe và muốn biết những thứ mình chưa từng biết.

6) Biết cách lắng nghe

Đôi khi chẳng cần phải làm gì cả. Để kết nối với bất kỳ ai về bất cứ chủ đề nào, bạn chỉ cần vểnh tai lên lắng nghe họ nói gì mà thôi.

Bạn có thể học cách nghe từng phân đoạn như trong bài Để không lo hết chuyện nói với con gái đã đề cập. Ngoài ra, khi bạn thực sự tò mò về câu chuyện mà người khác đang nói, họ sẽ YÊU bạn ngay tức khắc.

Một vài tips dành cho việc lắng nghe hiệu quả:

  • Hỏi các câu hỏi WH questions như cái gì, khi nào, ở đâu, tại sao, như thế nào?
  • Mồm phát ra những từ như Uh, Ok, Aha, Uh-huh, vâng, à, ờ.
  • Hoặc đơn giản là duy trì giao tiếp bằng mắt, cười, và gật đầu.

Trên đây là cách nói chuyện với bất cứ ai về bất cứ chủ đề gì. Nếu thấy nó giúp ích cho bạn hoặc có thể giúp ích cho người nào đó bạn yêu quý, hãy nhớ chia sẻ bài viết này tới họ. Một việc làm ý nghĩa đáng giá hơn nghìn việc vô nghĩa.

Lai H.

 

32 comments

  1. E ở giữa người hướng nội và hướng ngoại như a Lai nói trên ấy ạ.khi nói chuyện với những người không quá thân thuộc hoặc bạn bè mới quen mặc dù đã nói chuyện 2 đến 3 lần nhưng e vẫn không tìm được chủ đề để nói chuyện và cuộc nói chuyện của e chỉ dừng lại ở mức thăm hỏi sức khỏe thôi ạ .Và thường khi e nói chuyện không gây được hứng thú cho người nghe .A Lai biết e nên làm gì để tìm được cảm hứng cho người đối diện khi trò chuyện ko ạ

    1. Chỉ 1 từ thôi: Năng lượng.

  2. E vẫn chưa hiểu cách làm để xây dựng 1 câu chuyện đặc biệt..ad có giải thích kĩ hơn chi tiết hơn đc k ạ

    1. Khi kết nối sâu được vào câu chuyện, mọi thứ sẽ đặc biệt hơn

  3. Vũ dung

    Em con người thích nói chuyện muốn giao tiếp nhiều với mọi người để mình có thể mạnh dạng hơn nhưng em sợ mình nói nhiều sợ mọi người không thich đâm ra nhiều khi ko muốn nói sợ nói nhiều mắc lỗi mọi người sẽ cười mình có phải em quá tự ti ko ad

    1. Cứ giao tiếp đi, ghét thì tính sau. Chứ em nghĩ vậy là chắc chắn thất bại rồi.

  4. Khi mà e đang muốn bắt chuyện với một ai đó nhưng khi có bất cứ chủ đề nào nghĩ ra thì e lại có ý nghĩ dập tắt luôn nó và nhiều khi không nghĩ ra chủ đề để nói chuyện với người khác, không biết có cách nào giúp em không ạ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các ô đánh dấu * là bắt buộc.

Địa chỉ duy nhất

Bán sách và khóa học của CHINHEM

Chất lượng quốc tế

Tự tin khẳng định sản phẩm chất lượng cấp quốc tế

Uy tín gây dựng >10 năm

Ra đời từ 2013 và không ngừng phát triển

Thông tin bảo mật

Thông tin thành viên được bảo mật tuyệt đối