Nên gọi điện hay nhắn tin khi theo đuổi một cô gái

Nên gọi điện hay nhắn tin? Ngày nay có quá nhiều ưu điểm để chúng ta sử dụng những dòng văn bản đầy sinh động thay cho một cuộc gọi theo kiểu truyền thống.

Không ngoại lệ, tôi cũng thường sử dụng điện thoại để nhắn tin, chat chit và trao đổi thông tin tới bạn bè cũng như một số đối tượng abc nào đó.

Tuy nhiên nhắn tin không hoàn toàn lại là một điều tốt. Đôi khi nó rất dở, đặc biệt khi chúng ta mới tiếp cận một cô nàng nào đó mới quen.

Bởi khi nhắn tin chúng ta thường mất rất nhiều thời gian để suy nghĩ, rồi lựa chọn, rồi lựa chọn và suy nghĩ. Thực tế thì phụ nữ biết chúng ta đang cố gắng tỏ ra thú vị trước mặt họ.

Đặc biệt nếu bạn đang sắp xếp một buổi hẹn với cô ấy thì mọi chuyện càng trở nên rối rắm hơn. Bởi có khá nhiều phụ nữ yêu thích sự “trịnh trọng,” họ muốn một lời mời bằng miệng thay cho những dòng văn bản chạy dài trên màn hình.

Vậy bạn nên gọi điện hay nhắn tin?

Nếu muốn biết chính xác các bước để nhắn tin với một cô gái. Nếu muốn biết tường tận các kỹ thuật để khiến một cô gái mê hoặc qua tin nhắn. Hãy tham khảo khóa học Giải mã thực chiến tin nhắn để biết được cách tôi và những người thành công ngoài kia đang làm.

Nên gọi điện hay nhắn tin?

goi dien hay nhan tinRất nhiều đàn ông khoác trong mình lo lắng rằng mình sẽ làm hỏng việc nếu gọi điện. Bởi tài ăn nói của mình chả đến đâu. Nhất là lần đầu gọi điện cho nàng thì càng rén. Hơn nữa nếu cô ấy hỏi những gì mình “bí” thì không biết phải đối đáp lại làm sao.

Tôi hiểu cái cảm giác đó. Những cuộc gọi đầu tiên bao giờ cũng khiến chúng ta cảm thấy hồi hộp và lo lắng. Đặc biệt nếu đầu dây bên kia lại là người mà bạn rất “ưng ý” hoặc “thầm thương trộm nhớ.”

Vậy nên bạn chọn cách AN TOÀN. Và DỄ DÀNG ĐỐI PHÓ hơn.

Bạn lẩn trốn và che dấu bản thân mình dưới những dòng tin nhắn mà không dám gọi cho cô ấy để nói chuyện dù chỉ 1, 2 câu ngắn ngủi.

Phụ nữ biết tất cả những điều này. Và như tôi đã nói hàng trăm lần. Phụ nữ muốn một người đàn ông tự tin và đủ can đảm để nhấc máy thực hiện một cuộc gọi. Thay vì lẩn trốn dưới hàng loạt những tin nhắn không đầu không cuối.

Điểm quan trọng tiếp theo nó đến từ việc bạn không thể sử dụng giọng nói của mình để kết nối với cô ấy.

Bạn biết đấy, có đến 93% kết nối đến từ những yếu tố không lời. Trong đó giọng nói của bạn chiếm từ 15 – 30% trong tổng số đó. Và chả có thứ gì ở tin nhắn tồn tại trong chuỗi kết nối này. Đó là lý do bạn nên gọi điện hơn là nhắn tin và nhắn tin.

Và một trong những lý do khác mà tôi không thích từ việc nhắn tin. Đó là chúng ta cứ phải đoán già đoán non xem ý định thực sự của cô ta là gì. Đó cũng là điều mà rất nhiều bạn đã hỏi tôi.

Ý định thực sự của cô ấy?

Chẳng hạn như bạn nhắn tin với cô ấy được vài ngày rồi. Và bạn muốn rủ cô ấy đi chơi, chắc hẳn bạn sẽ nhắn.

“Tối nay chúng mình đi chơi em nhé.”

Rồi cô ấy nhắn lại cho bạn với nội dung như sau.

“Tối nay em bận lắm.”

Lúc này bạn sẽ mù tịt trong việc nhận biết ý định thật sự của cô ta.

  1. Cô ta không muốn đi chơi cùng bạn?
  2. Tối nay cô ta có việc bận theo nghĩa đen?
  3. Cô ta đi chơi với người khác?
  4. Cô ta đi xem phim cùng bạn bè?
  5. Liệu lần sau bạn rủ cô ta có tiếp tục từ chối không?
  6. v.v….

Ai biết được ý định thật sự của cô ta là gì? Cô ta có quá nhiều thời gian để suy nghĩ và đưa ra câu trả lời. Tuy nhiên nếu đó là một cuộc điện thoại, có lẽ bạn sẽ dễ dàng biết sự thật đằng sau là thế nào? Và liệu bạn có thể tiến xa hơn với cô ấy được không, hay nhanh chóng chuyển hướng tới những cô nàng khác.

Những lý do để nhắn tin

Bài viết này không có ý định “dìm” sức mạnh của tin nhắn xuống. Như vậy khác nào khẳng định những bài viết về tin nhắn của tôi là vô giá trị. Tôi chỉ muốn bạn kết hợp nhuần nhuyễn giữa cả 2 phương thức truyền thống này để đưa ra kết quả khả quan nhất cho mình.

Tất nhiên có khá nhiều lý do để bạn lựa chọn 1 tin nhắn thay cho 1 cuộc đàm thoại.

Thông tin nhanh gọn: Trong đầu bạn đang muốn truyền tải thông tin gì đó thật nhanh gọn. Mà nếu gọi điện chắc hẳn sẽ lại lân la và mất thời gian. Vậy nên 1 tin nhắn sẽ hữu ích hơn nhiều. Chẳng hạn như:

“Anh đang tắc đường. 15 phút nữa anh sẽ có mặt”

“Hôm nay trời lại nắng. Em thua rồi nhé.”

Bạn đang nhớ cô ta: Lúc này một tin nhắn có thể diễn tả được rất nhiều cảm xúc đến từ bên trong con người bạn.

“Anh nhớ tên bài hát này. Cái bài hát mà anh với em gặp nhau lần đầu tiên…”

“Tối nay anh rất vui :D”

Ve vãn, khuấy động cảm xúc: Đó là những tin nhắn khuấy động cảm xúc của cô ấy. Nó sẽ giúp cả 2 người tiêu khiển thời gian nhàm chán.

“Anh thích em mặc cái “tam giác” màu đỏ đó. Tối nay em lại mặc nó nhé.”

“Một tay anh đang nhắn tin, còn một tay anh đang phóng nhanh đến với em đây.”

“Anh thích cách em gọi tên anh lúc xxx. Tại sao anh lại ngửi thấy mùi ngọt ngào khi nghĩ đến nó nhỉ?”

Gọi điện hay nhắn tin? Trẻ tuổi thích nhắn tin hơn

Bạn thấy đó, chủ yêu tin nhắn là dành cho trạng thái các cặp đôi “in relationship” tuy nhiên không phủ nhận được rằng những cô gái trẻ tuổi thường thích nhắn tin hơn gọi điện.

Có thể họ cũng như bạn, khá nhút nhát trong việc bắt máy và trò chuyện. Hoặc đơn giản là họ đang tụ tập bạn bè, và không muốn đánh mất những khoảnh khắc đó thay cho việc cầm máy lên và đi ra chỗ khác nói chuyện.

Hoặc chỉ đơn giản là việc nhắn tin sẽ cool hơn nghe điện thoại. Rất nhiều phụ nữ trẻ ngày nay có suy nghĩ như vậy. Thậm chí làm việc với một số bạn gái trẻ tuổi, họ thích nhắn tin trả lời tôi hơn là nghe điện thoại.

Có vô vàn lý do để phụ nữ trẻ tuổi ngày nay thích nhắn tin hơn nghe điện. Đặc biệt khi sức mạnh của smartphone ngày càng lan tỏa và phổ biến như hiện nay.

Sau cùng, kết luận của tôi trong bài viết này là nên sử dụng cả 2 phương pháp để trao đổi thông tin với phụ nữ. Và nếu đó là phụ nữ trẻ tuổi thì sử dụng tin nhắn hay hơn gọi điện.

Tổng kết

Như vậy trong bài viết này tôi đã chỉ ra nên gọi điện hay nhắn tin. Với thời buổi app hẹn hò phổ biến hơn như thời điểm update 2021, nhắn tin được coi là lựa chọn tối ưu hơn gọi điện. 

Trong khi nếu thắc mắc gọi điện cho bạn gái nên nói những gì thì tham khảo bài viết Trò chuyện với con gái qua điện thoại nhé.

Dưới đây là một số thông tin bổ sung cho bài viết.

Có nên gọi điện thường xuyên cho nàng không?

Mỗi một người con gái đều có những lựa chọn khác nhau. Nếu con gái thích nhắn tin thì nên nhắn tin. Nếu con gái thích nghe giọng bạn, thì nên gọi điện thường xuyên hơn.

Lần đầu gọi điện cho nàng nói gì?

Lần đầu gọi điện cho nàng thì bạn nên chuẩn bị sẵn chủ đề mình nói gì. Nếu câu chuyện mở thì có thể nói nhiều chuyện hơn. Nhưng nếu không ăn nhập thì hãy dừng sau ít phút.

One comment

  1. Trần Thu

    kết hợp 🙂

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các ô đánh dấu * là bắt buộc.

Địa chỉ duy nhất

Bán sách và khóa học của CHINHEM

Chất lượng quốc tế

Tự tin khẳng định sản phẩm chất lượng cấp quốc tế

Uy tín gây dựng >10 năm

Ra đời từ 2013 và không ngừng phát triển

Thông tin bảo mật

Thông tin thành viên được bảo mật tuyệt đối