5 bí quyết để trở thành người giỏi nhất trong lĩnh vực của bạn

Khi còn học Đại Học, tôi thường chọn cho mình chỗ ngồi xa nhất, điểm danh ít nhất, và kết quả tệ nhất. Nhưng khi tham gia vào một lĩnh vực nào đó, tôi luôn muốn mình là người giỏi nhất. Đó là niềm tin của tôi.

Rất nhiều người may mắn biết được tài năng và thế mạnh của mình từ khi còn rất trẻ. Tôi đang nói về Hiếu, một gã có khả năng hội hoạ từ nhỏ, giờ hắn làm trưởng phòng cho một công ty thiết kế nội thất. Tôi nói về Hùng, một gã đánh guitar giỏi, cứ 7h tối là hắn bắt đầu chạy sô cho các phòng trà. Nhưng tôi muốn nói về bạn, nếu không may mắn khám phá được tài năng hay thế mạnh của mình, bạn sẽ làm thế nào để trở thành người giỏi nhất?

Tôi nói bạn không may mắn vì có lý do của nó. Với những người khám phá ra tài năng sớm, họ đã mất nhiều năm rèn luyện kỹ năng đó, họ đã tận dụng từng giờ từng phút để thực hành kỹ năng đó. Trong khi bạn, từ bây giờ sẽ phải dành ra từng giờ từng phút để rèn luyện kỹ năng của mình.

Nhưng chỉ cần bạn có niềm tin. Chỉ cần bạn tin vào câu nói EVERYTHING IS POSSIBLE! thì mọi thứ tốt đẹp chắc chắn sẽ đến với cuộc sống của bạn, cho dù nó có muộn hơn so với người khác.

5 bí quyết để trở thành người giỏi nhất trong lĩnh vực của bạn

Dưới đây là những bước mà tôi đã và đang áp dụng để trở thành người giỏi nhất trong lĩnh vực của mình.

1) Bạn muốn là người giỏi nhất ở lĩnh vực nào?

Bạn @Looking for success có comment hỏi: “Em rất muốn kinh doanh nhưng rất khó để có một ý tưởng, theo anh nhìn vào đâu để có được ý tưởng?”

Đây là một câu hỏi hay. Khi xưa tôi cũng tự hỏi mình như vậy, và nó cũng tương đồng với câu hỏi “Bạn muốn giỏi nhất ở lĩnh vực nào?”

Bạn nhìn xung quanh, đảo quanh phố phường, website, Facebook, bạn nhận thấy các thị trường gần như đã bão hoà. Bạn lo lắng về việc sẽ thua lỗ khi đầu tư kinh doanh. Cũng như tôi, ngay sau khi phải đóng cửa một cửa hàng vì làm ăn thua lỗ, tôi dần để ý thấy nhiều cửa hàng cũng lũ lượt ra đi vì làm ăn thua lỗ. Nếu kinh doanh được, dọn đi nơi khác là điều tối kỵ nhất mà bất cứ ai có thể làm.

Vậy làm thế nào để có ý tưởng kinh doanh tốt?

Ý tưởng tốt là ý tưởng chưa có ai thực hiện, mặt hàng chưa có ai kinh doanh, hoặc ít cạnh tranh nhất có thể. Ví dụ tôi biết một gã kinh doanh suit từ chục năm trước khi nó là lĩnh vực chưa có ai tham gia, giờ đây hắn đã xây dựng được một đế chế khổng lồ các cửa hiệu từ Nam ra Bắc. Còn bây giờ ư? Đừng có dại. Dạo gần đây tôi cũng uống thực phẩm chức năng dành cho dân tập Gym, tôi cũng phát hiện ra thị trường này hiện mới chỉ độc quyền 1, 2 shop ở Hà Nội. Chắc chắn sắp tới sẽ có những cạnh tranh khốc liệt hơn khi ngày càng có nhiều người đến phòng tập mỗi ngày.

Bạn nhìn thấy thị trường đã bão hoà, nhưng thực tế không phải như vậy. Việt Nam là một nước đang phát triển, nó không thể bão hoà được. Hãy nhìn các mặt hàng các nước phát triển kinh doanh, bạn sẽ thấy mình được mở rộng tầm mắt. Chẳng hạn như cậu bé 16 tuổi trở thành triệu phú vì kinh doanh giày độc, hay cô gái 8x trở thành triệu phú vì kinh doanh đồ bỏ đi, v.v…

Để tìm ra được lĩnh vực mong muốn và trở thành người giỏi nhất, hãy luôn luôn tìm hiểu, đọc sách, và đừng quên nhìn sang các nước phát triển xem họ đang làm gì, kiếm tiền như thế nào. Ở nông thôn, hãy ra thành thị, hãy đến những thành phố lớn xem họ làm ăn thế nào. Rồi bạn sẽ nhìn thấy ý tưởng ngay thôi.

2) Modeling

Modeling là khái niệm trong NLP, ám chỉ việc bắt chước thành công của một ai đó để có được thành công như họ.

Tất nhiên bạn có thể làm rồi rút kinh nghiệm, làm rồi rút kinh nghiệm, cho đến khi sợi dây kinh nghiệm thật là dài. Hoặc bạn cũng có thể nhìn sang những nơi họ đã làm tốt rồi, để từ đó học hỏi từ họ, và có được thành công như họ.

Nó chả khác gì việc bạn nhìn thấy Thắng học giỏi. Bạn cũng muốn học giỏi như nó. Vậy là từ đó bạn học hỏi từ Thắng. Xem nó học một ngày mấy tiếng, trên lớp nó ngồi nghe giảng thế nào, khi ra chơi nó có tranh thủ làm thêm bài tập không, nó có học thêm sách nâng cao nào không, v.v… Không cam đoan bạn có thể học giỏi như Thắng, nhưng nếu không phải số 1 thì cũng là số 2.

Để đi nhanh hơn, xa hơn, và trở thành người giỏi nhất, bạn bắt buộc phải modeling những hình tượng mà bạn thích, đã thành công, hoặc đi trước bạn. Nếu chỉ đi rồi lần mò, bạn không bao giờ có cơ hội trở thành người giỏi nhất trong lĩnh vực của mình.

3) Practice makes perfect

Đó là một câu ngạn ngữ hay. Nhưng Vince Lombardi có 1 câu nói còn hay hơn:

“Practice does not make perfect. Only perfect practice makes perfect.”

Tại sao lại như vậy? Bởi nếu bạn làm đi làm lại một việc gì đó, tất nhiên kỹ năng của bạn sẽ được cải thiện, nhưng tại một thời điểm nào đó nó sẽ dừng lại, khi đó chúng ta gọi nó là plateau (hiểu là điểm bằng). Lúc này bạn không thể lên cao hơn được nữa, không thể cải thiện thêm được nữa.

Ví dụ với cùng 1 lịch trình tập luyện, tôi đã tăng từ 46kg lên 57kg trong gần 1 năm. Nhưng trong suốt 3 năm sau đó, tôi vẫn đến phòng tập thường xuyên và tăng kg không đáng kể. Rồi tôi suy nghĩ và tham khảo lại chế độ dinh dưỡng, trong 4 tháng vừa qua tôi đã tăng được từ 57kg thành 65kg.

Bạn thấy đấy, kết quả trong 4 tháng vượt qua kỳ vọng của 3 năm. Đó không phải là “practice makes perfect”, đó là “perfect practice makes perfect.”

Hãy thực hành và tập luyện, nhưng thực hành và tập luyện theo cách khôn ngoan nhất có thể.

4) Mọi sự cố gắng đều cần thời gian

Đó là câu nói mà tôi chưa bao giờ cảm thấy nó không đúng cả. Từ tập luyện, học hành, cố gắng, thậm chí là điều trị cũng mất thời gian. Bạn không thể hứng chí đạp xe quanh Hà Nội vì mới mua chiếc xe đạp thể thao mới. Rồi những ngày sau đó bạn vứt xó nó ở một góc chỏng chơ sau nhà. Bạn không thể đến phòng Gym tập 200% sức lực, để rồi hôm sau tập với 20% sức. Bạn không thể vào bàn học cày đến 2h sáng rồi nghĩ rằng mình sẽ trở thành cá thể xuất sắc nhất lớp được. Tất cả đều cần có thời gian.

Có những kết quả cần 6 tháng, có những kết quả đến 1 năm, có những kết quả phải đến cuối đời bạn mới cảm nhận được. Thậm chí, một thói quen nhỏ thôi cũng mất tới 21 ngày để hình thành. Vậy nên đừng vội vàng, đừng hấp tấp, chỉ cần nhớ duy trì đều đặn, kỹ năng và hiểu biết của bạn sẽ được cải thiện từng ngày.

5) Hãy chia sẻ sự hiểu biết của bạn

Bạn có thể tự cảm nhận thấy mình giỏi, nhưng nếu bạn không chia sẻ sự hiểu biết này cho cả thế giới biết, sẽ chả ai biết bạn giỏi ngoài người yêu bạn, con mèo của bạn, và cái đầu gối của bạn.

Hãy chia sẻ cho thế giới này biết. Đừng sợ khi chia sẻ mình sẽ tiết lộ hết những thứ tuyệt vời nhất mà mình có. Khi chia sẻ, bạn sẽ lại học được những thứ tuyệt vời khác. Khi bạn cho ai đó, bạn sẽ nhận được từ ai đó. Khi bạn cho cuộc sống thứ gì đó, bạn sẽ nhận được thứ gì đó xứng đáng.

Tôi cũng từng giữ suy nghĩ như vậy, đó là lý do tại sao cuối 2013 tôi bắt đầu viết blog. Nhưng tôi nhận ra rằng, tôi học được nhiều thứ hơn từ khi làm việc này. Hơn rất nhiều so với trước kia, và tôi biết mình sẽ còn nhận được nhiều hơn nữa, vì tôi hiểu giá trị và quy luật của sự chia sẻ.

Hãy chia sẻ sự hiểu biết của mình. Tôi tin rằng bạn sẽ nhận được những món quà xứng đáng từ cuộc sống.

Đó là 5 bí quyết để trở thành người giỏi nhất trong lĩnh vực của bạn. Gần đây tôi cũng bận hoàn tất nốt phần 3 của cuốn sách GMBAPĐ. Sau khi hoàn tất, tôi sẽ có nhiều thứ để chia sẻ với bạn hơn.

Đừng quên, Chính Em mới bổ sung phần đánh giá ở cuối mỗi bài viết. Nếu bạn thấy bài viết 5 sao, bạn đánh giá 5 sao. Nếu bạn thấy bài viết 3 sao, bạn đánh giá 3 sao. Nếu bạn thấy bài viết 1 sao, bạn đánh giá 1 sao. Để Chính Em có thể cải thiện tốt hơn trong các bài viết sau.

Còn bây giờ là thời gian cho phần bình luận.

Your friend,

Lai H.

62 comments

  1. Bích Hòa

    Tên “chính em” rất hay! Bài viết dễ đọc, đúng đắn.

    1. Thanks!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các ô đánh dấu * là bắt buộc.

Địa chỉ duy nhất

Bán sách và khóa học của CHINHEM

Chất lượng quốc tế

Tự tin khẳng định sản phẩm chất lượng cấp quốc tế

Uy tín gây dựng >10 năm

Ra đời từ 2013 và không ngừng phát triển

Thông tin bảo mật

Thông tin thành viên được bảo mật tuyệt đối